| Hotline: 0983.970.780

Bánh tráng chạy đua

Thứ Năm 10/01/2013 , 09:54 (GMT+7)

Có thể nói, không ở đâu có nhiều người làm nghề tráng bánh tráng như ở tỉnh Bình Định.

Những ngày cuối tháng 11 ÂL, do ảnh hưởng cơn bão số 1 trời cứ mưa tầm tã, những chủ lò bánh tráng ở Bình Định lòng như lửa đốt. Bởi đây là thời điểm “chớp thời cơ” của nghề làm bánh tráng mà trời không có chút nắng thì đành “bó tay”. Nắng lên, các nhà lò hối hả nổi lửa.

>> Vỏ công ty, ruột Xuân Đỉnh
>> Hàng mã nước rút

Nghề của Tết

Quãng thời gian 1 tháng trước Tết Nguyên đán, đâu đâu cũng có cúng giỗ, chạp mả, rồi đến liên hoan tất niên. Truyền thống của người dân Việt, hiếm mâm cỗ nào thiếu vắng những chiếc bánh tráng (bánh đa). Bởi vậy, đây cũng là thời điểm mà nghề tráng bánh tráng ăn nên làm ra.

Có thể nói, không ở đâu có nhiều người làm nghề tráng bánh tráng như ở tỉnh Bình Định. Có thể kể những làng nghề bánh tráng nổi tiếng như Trường Cửu (Nhơn Lộc), Hoà Cư (Nhơn Hưng), Kim Châu (phường Bình Định) thuộc thị xã An Nhơn và các làng nghề bánh tráng Kim Tây (Phước Hoà, Tuy Phước), Kiên Long (Bình Thành, Tây Sơn).

Mỗi làng nghề có đến hàng trăm hộ tham gia. Ngoài ra, rải rác đó đây trong khắp các vùng nông thôn còn có rất nhiều hộ làm nghề này theo kiểu nhỏ lẻ để giải quyết những ngày nông nhàn. Ngoài những làng nghề chuyên làm bánh tráng bằng chất liệu gạo, còn có nhiều địa phương khác trên địa bàn huyện Hoài Nhơn chuyên làm bánh tráng mì (sắn). Nghề bánh tráng đã giải quyết đến hàng chục ngàn lao động.

Trời càng nắng to, những nhà lò bánh tráng càng tất bật. Bởi bánh được tráng ra vỉ nào là khô ngay vỉ đó. Vừa thu hoạch bánh đã khô, vừa mang bánh tươi ra phơi nắng, thợ làm bánh “xoay mòng mòng” mới kịp việc. Tuy vất vả là vậy nhưng nghề bánh tráng được xem là cứu cánh của vùng thuần nông.


Làng nghề bánh tráng hối hả vào guồng

Bà Dương Thị Anh (50 tuổi) ở phường Bình Định, TX An Nhơn tâm sự: “Nếu không có nghề bánh tráng thì với 2 sào ruộng, hai vợ chồng tui không thể lo xuể chuyện ăn học cho 2 đứa con. Mỗi ngày vợ chồng tui “lên lò” 20 kg bột gạo và pha thêm 20 kg bột mì nhứt, chừng ấy nguyên liệu sẽ cho ra khoảng hơn 40 ràng bánh (25 chiếc/ràng), mỗi ràng bán giá sỉ được 13.000 đ, sau khi trừ các khoản chi phí chất đốt (trấu, mùn cưa), công xay bột bằng máy, 2 vợ chồng tui còn kiếm được gần 300.000 đ/ngày”.

Theo chị Anh, ngoài thu nhập từ lò bánh, nước vo gạo và bột thừa còn có thể tận dụng nuôi vài dăm ba con heo. Đó được xem là khoản tiền tích góp để lo những việc trọng đại trong gia đình.

Nhà nhà đỏ lửa

Không khí ở các làng nghề bánh tráng trong những ngày này đều “nóng” lên từ rất sớm. Mới 4 giờ sáng, các nhà lò đã sáng trưng ánh điện. Sau khi đun lửa để nấu sôi nồi bằng đồng chứa hơn 20 lít nước, chị Võ Thị Linh ở khu phố Kim Châu, phường Bình Định (TX An Nhơn) “liền tay” vớt 20 kg đã được ngâm trong nước từ đêm qua sang 1 chiếc thúng.

Vừa vốc từng rổ gạo đã mềm rệu rã, chị Linh vừa cho biết: “Mùa này phải dậy thật sớm để tráng được nhiều bánh. Nhà tui có 50 tấm vỉ, mỗi vỉ trải được 5 chiếc bánh. Đến 8 giờ sáng, lúc nắng vừa lên thì 50 tấm vỉ đã kín hết bánh. Sau khi mang những vỉ bánh ra phơi nắng, trong thời gian đợi bánh khô thì tui lo cho lũ heo ăn bữa sáng, dọn dẹp nhà cửa. Nếu nắng tốt, đến 10 giờ sáng là bánh khô. Mang những vỉ bánh khô vào lột, để lấy vỉ tiếp tục phơi bánh đợt 2. Bình thường tui chỉ tráng đến 1 giờ chiều là “xuống lò” (nghỉ), thế nhưng trong tháng Chạp thì tráng đến khi tắt nắng mới thôi. Tháng này bánh tráng “ăn” rất mạnh”.

Chị Chín Anh ở cùng làng phấn khởi cho biết thêm: “Bánh tráng tháng Chạp có bao nhiêu cũng không đủ bán. Những người mua sỉ thường mang tiền đặt cọc trước với các nhà lò để mua được bánh. So với ngày thường, bánh tráng tháng Chạp bán được cao hơn vài giá. Thu nhập trong 1 tháng Chạp gấp 3 - 4 những bình thường nên ai cũng ham làm”.

“Năm nay thứ gì cũng tăng giá chỉ có gạo vẫn đứng giá 8.500 đ/kg, nhờ đó dân làm bánh tráng kiếm được lãi khá. Bình thường, thu nhập bình quân của nghề bánh tráng từ 2,5 - 3 triệu đ/người/tháng, riêng vào tháng cuối năm có thể tăng gấp đôi, gấp ba”, chị Hai Nho, chủ lò bánh tráng ở An Ngãi, phường Nhơn Hưng (TX An Nhơn), cho biết.

Bánh tráng tháng Chạp đắt như tôm tươi. Tất cả các chủng loại: bánh tráng mè (vừng) dùng để nướng, bánh tráng trơn (dùng để cuốn rau), bánh cuốn chả… đều được tiêu thụ rất mạnh. Bánh tráng nước dừa ở Tam Quan (Hoài Nhơn) cũng không chịu kém cạnh vì đây được xem là một món đặc sản của Bình Định thường được dùng làm quà biếu Tết.

Chị Nguyễn Thị Lạc, người chuyên mua buôn sỉ bánh tráng nói: “Bình thường tui mua bánh chỉ để bán cho các quán nhậu, hàng ăn ở TP Quy Nhơn mỗi ngày hơn 100 ràng (25 chiếc/ràng). Thế nhưng trong tháng Chạp, tui phải dạo xe máy đi hết nhà lò này đến nhà lò khác để mua gom cho được vài ba trăm ràng thì mới đủ bán cho các bạn hàng ở Tây Nguyên và miền Nam. Trời nắng thì không nói gì, nếu trời âm u, lượng bánh xuất lò ít thì phải giành giật từng ràng mới có mà bán”.

Chị Võ Thị Linh cho biết thêm: “Nếu năm nào mưa kéo dài, tụi tui không chịu thua, cứ tráng rồi đốt lửa sấy bánh. Bánh sấy không được dẻo, ngon như bánh trời nắng nhưng “bí” quá bạn hàng cũng mua. Làm bánh sấy phải tốn thêm khoản chi phí tiền củi, nhưng ít lời 1 chút còn hơn không tráng. Tháng này mà lò không nổi lửa thì kể như gia đình không có Tết”.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm