| Hotline: 0983.970.780

Báo động mất an ninh lương thực ở hàng chục quốc gia

Thứ Bảy 04/03/2023 , 09:59 (GMT+7)

Hạn hán, xung đột và giá cả cao cùng với những khó khăn về kinh tế vĩ mô đang làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực ở nhiều quốc gia.

Giá thịt gia cầm thế giới tiếp tục giảm trong bối cảnh nguồn cung xuất khẩu dồi dào, bất chấp ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm bùng phát ở một số nước sản xuất hàng đầu, trong khi giá thịt lợn tăng, chủ yếu là do lo ngại về nguồn cung xuất khẩu khan hiếm và thắt chặt hơn ở khu vực châu Âu.

Giá thịt gia cầm thế giới tiếp tục giảm trong bối cảnh nguồn cung xuất khẩu dồi dào, bất chấp ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm bùng phát ở một số nước sản xuất hàng đầu, trong khi giá thịt lợn tăng, chủ yếu là do lo ngại về nguồn cung xuất khẩu khan hiếm và thắt chặt hơn ở khu vực châu Âu.

Theo báo cáo mới nhất vừa công bố hôm nay về triển vọng cây trồng và tình hình lương thực của FAO, tổng cộng có 45 quốc gia trên thế giới được đánh giá là cần nguồn hỗ trợ từ bên ngoài.

Cụ thể, hiện người dân ở ít nhất sáu quốc gia châu Phi đang trải qua, hoặc dự kiến ​​sẽ sớm trải qua mức độ mất an ninh lương thực nghiêm trọng vào một số thời điểm, được phân hạng ở “cấp độ 5” của thang phân loại mất an ninh lương thực hoặc thảm họa nạn đói gồm: Burkina Faso, Haiti, Mali, Nigeria, Somalia và Nam Sudan. Ngoài ra theo báo cáo, hàng triệu người khác cũng phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng.

Theo các chuyên gia, ngay cả khi chỉ số giá lương thực của FAO đã giảm bớt phần nào trong những tháng gần đây, lạm phát giá lương thực nội địa vẫn ở mức cao ngất ngưởng ở nhiều quốc gia. Chẳng hạn, giá ngũ cốc thô ở Ghana trong tháng 1 cao hơn 150% so với một năm trước đó, trong khi giá lương thực đạt mức cao nhất mọi thời đại ở Malawi và Zambia.

“Việc gia tăng tổng sản lượng lương thực trong số 47 quốc gia thiếu hụt lương thực có thu nhập thấp trên thế giới trong niên vụ thu hoạch hiện tại đã giúp giảm bớt tác động của giá cả hàng hóa toàn cầu cao hơn. Tuy nhiên sự sụt giảm hoạt động sản xuất, cùng với đồng tiền yếu ở nhiều quốc gia dự kiến sẽ khiến giá lương thực nhập khẩu tăng cao”, báo cáo cho biết.

Báo cáo triển vọng cây trồng và tình hình lương thực của FAO cũng cho biết thêm những bất ổn tại nhiều nơi trên thế giới, như đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 40 năm qua ở Đông Phi.

Thống kê của FAO cho biết, chỉ số chuẩn của giá hàng hóa lương thực quốc tế tiếp tục giảm trong tháng 2, chứng kiến mức giảm trong tháng thứ 11 liên tiếp, mặc dù chỉ ở mức nhẹ.

Theo đó, chỉ số giá lương thực đạt trung bình 129,8 điểm trong tháng 2, giảm 0,6% so với tháng 1 nhưng giảm tới 18,7% so với mức cao nhất vào tháng 3 năm 2022. Chỉ số này theo dõi sự thay đổi hàng tháng của giá cả quốc tế đối với các mặt hàng thực phẩm thường được giao dịch, phản ánh sự sụt giảm trong báo giá dầu thực vật và các sản phẩm từ sữa, bù đắp nhiều hơn cho việc giá đường tăng mạnh.

Riêng chỉ số giá ngũ cốc hầu như không thay đổi so với tháng Giêng. Việc giá lúa mì quốc tế tăng nhẹ trong tháng là do lo ngại về điều kiện khô hạn ở Mỹ và nhu cầu mạnh mẽ đối với nguồn cung từ Úc do phần lớn bị cản trở bởi sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà xuất khẩu.

Giá gạo thế giới trong tháng vừa qua cũng giảm 1% do hoạt động giao dịch tại hầu hết các nhà xuất khẩu lớn ở châu Á chậm lại, và đồng tiền của các nước xuất khẩu gạo cũng mất giá so với đồng đô la Mỹ.

Chỉ số giá dầu thực vật của FAO giảm 3,2% so với tháng 1, còn chỉ số giá bơ sữa cũng đã giảm 2,7% trong tháng, ghi nhận mức giảm mạnh nhất.

Chỉ số giá thịt của FAO cũng hầu như không thay đổi so với tháng Giêng. Giá gia cầm thế giới tiếp tục giảm trong bối cảnh nguồn cung xuất khẩu dồi dào, bất chấp ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm bùng phát ở một số nước sản xuất hàng đầu, trong khi giá thịt lợn quốc tế tăng, chủ yếu là do lo ngại về nguồn cung xuất khẩu khan hiếm và thắt chặt hơn ở khu vực châu Âu.

Ngược lại, chỉ số giá đường của FAO tăng tới 6,9% so với tháng 1 lên mức cao nhất trong vòng 6 năm, phần lớn là do những điều chỉnh giảm dự báo sản lượng niên vụ 2022/23 tại Ấn Độ.

(FAO.org)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.