| Hotline: 0983.970.780

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Thứ Ba 07/05/2024 , 17:13 (GMT+7)

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Sáng 7/5 tại Hưng Yên, Công ty Cổ phần Tập đoàn Invet tổ chức Hội nghị ra mắt vacxin thủy cầm.

Ông Nguyễn Văn Năm, Chủ tịch HĐQTTổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Invet cho biết, thời gian gần đây, chăn nuôi thủy cầm ở nước ta tương đối phát triển, năm sau cao hơn năm trước 15 - 20%, góp phần vào sự tăng trưởng chung của ngành chăn nuôi.

Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) đánh giá, việc thực hiện các thủ tục nhập khẩu vacxin Tembusu được đánh giá rất bài bản, khoa học theo đúng quy định pháp luật Việt Nam cũng như khuyến cáo của Tổ chức Thú y Thế giới. Ảnh: Hồng Thắm.

Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) đánh giá, việc thực hiện các thủ tục nhập khẩu vacxin Tembusu được đánh giá rất bài bản, khoa học theo đúng quy định pháp luật Việt Nam cũng như khuyến cáo của Tổ chức Thú y Thế giới. Ảnh: Hồng Thắm.

Tuy nhiên bên cạnh thành công đó, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với áp lực dịch bệnh rất lớn. Thời gian qua diễn biến dịch bệnh hết sức phức tạp, mỗi năm xuất hiện vài bệnh mới như: Bệnh Tembusu (Hội chứng lật ngửa giảm đẻ ở vịt), bệnh Circo (viêm da do hội chứng còi cọc), bệnh ngắn mỏ…

Riêng bệnh Tembusu có thể là nguyên nhân gây tỷ lệ chết lên đến 70 - 80% tổng đàn, gây thiệt hại rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi.

Chính vì vậy, cấp thiết phải sớm nghiên cứu sản xuất được vacxin trong nước hoặc nhập khẩu được vacxin phòng bệnh Tembusu chính ngạch về Việt Nam để tiêm phòng cho toàn bộ cho đàn thủy cầm.

Ông Nguyễn Văn Năm, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Invet cho biết, thời gian qua diễn biến dịch bệnh trên chăn nuôi nói chung, thủy cầm nói riêng hết sức phức tạp, mỗi năm xuất hiện vài bệnh mới. Ảnh: Hồng Thắm.

Ông Nguyễn Văn Năm, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Invet cho biết, thời gian qua diễn biến dịch bệnh trên chăn nuôi nói chung, thủy cầm nói riêng hết sức phức tạp, mỗi năm xuất hiện vài bệnh mới. Ảnh: Hồng Thắm.

“Trước tình hình đó, Invet đã phối hợp với Công ty Sinder (Trung Quốc) để nhập khẩu chính ngạch lô vacxin Xinshutan (vacxin Tembusu bất hoạt) đầu tiên về Việt Nam, với mong muốn chung tay cùng ngành nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng có những giải pháp căn cơ, đồng bộ nhằm kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh để giữ được đầu con, giảm FCR, góp phần đảm bảo chăn nuôi thành công”, ông Năm nhấn mạnh.

Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Văn Long đánh giá, thời gian qua, Tập đoàn Invet đã có sự phát triển cả về chất lượng và số lượng, nhất là việc tăng cường hợp tác quốc tế.

Ông Long cho hay, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta hiện nay có khoảng 560 triệu con, trong đó có trên 100 triệu con thủy cầm, tập trung ở 2 vùng trọng điểm là Đồng bằng Bắc bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Thủy cầm có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ phục vụ cho nhu cầu kinh tế thực phẩm trong nước, một số sản phẩm hiện đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Hội nghị ra mắt vacxin thủy cầm thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu. Ảnh: Hồng Thắm.

Hội nghị ra mắt vacxin thủy cầm thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu. Ảnh: Hồng Thắm.

Tuy nhiên chăn nuôi thủy cầm vẫn còn nhỏ lẻ; thời tiết cực đoan gây bất lợi cho chăn nuôi, nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển; đường biên giới dài với các quốc gia, nên mối nguy về dịch bệnh thường xuyên hiện hữu…

Theo Cục trưởng Nguyễn Văn Long, bệnh Tembusu hiện hữu tại Việt Nam hơn 10 năm qua, mức độ lưu hành rộng, tỷ lệ lưu hành cao, thủy cầm nhiễm bệnh Tembusu giảm đẻ và tỷ lệ chết rất cao.

Ông Long nói: “Hiện nay chúng ta đang tổ chức nghiên cứu để sản xuất vacxin Tembusu. Trong lúc chưa có vacxin, Cục Thú y đã hướng dẫn doanh nghiệp tiến hành các thủ tục đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh”.

Ông Long khẳng định, việc thực hiện các thủ tục nhập khẩu vacxin Tembusu được đánh giá rất bài bản, khoa học theo đúng quy định pháp luật Việt Nam cũng như khuyến cáo của Tổ chức Thú y Thế giới, nhất là trong việc đánh giá kiểm nghiệm, khảo nghiệm, sử dụng trên các phạm vi khác nhau, trên cơ sở đó khẳng định vacxin Tembusu nhập khẩu này đáp ứng đầy đủ các quy định của Việt Nam, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về khoa học kỹ thuật, quan trọng nhất là sử dụng phòng bệnh có hiệu quả đối với bệnh Tembusu.

Lãnh đạo Công ty Sinder cho hay, vacxin Tembusu của Sinder hiện đang đứng top 1 tại Trung Quốc. Ảnh: Hồng Thắm.

Lãnh đạo Công ty Sinder cho hay, vacxin Tembusu của Sinder hiện đang đứng top 1 tại Trung Quốc. Ảnh: Hồng Thắm.

“Sau thời gian gần 2 năm tổ chức đánh giá và tiến hành các hội đồng theo đúng quy định, Cục Thú y đã cho phép Invet nhập khẩu, lưu hành vacxin Tembusu này. Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh”, ông Long nhấn mạnh.

Ông Song Chengchao, Phó Chủ tịch Công ty Sinder chia sẻ, sản lượng vịt thịt, vịt giống của Trung Quốc rất lớn. Trung Quốc đã từng phải trải qua những ngày tháng đối mặt với dịch bệnh khủng khiếp. Sản phẩm của Sinder cũng đã phải đối mặt với rất nhiều giai đoạn khó khăn như vậy.

“Vacxin Tembusu của Sinder hiện đang đứng top 1 tại Trung Quốc. Chúng tôi không chỉ mang đến cho Việt Nam những sản phẩm tốt mà còn mang tới cho khách hàng tại Việt Nam những dịch vụ kỹ thuật tốt”, ông Song Chengchao khẳng định.

Xem thêm
Nuôi ngựa bạch dưới tán rừng

Chăn nuôi ngựa bạch theo hướng hàng hóa dưới tán rừng mang lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho lao động tại địa phương, nâng cao đời sống người dân.

Vào mùa mưa, cây giống hút hàng, giá tăng 20 - 30%

BẾN TRE Đầu mùa mưa, do nhu cầu mua cây giống của nông dân tăng khá cao nên giá mặt hàng này cũng tăng từ 20 - 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nghiên cứu hệ thống đo phát thải CO2 và CH4 từ cây lúa

CẦN THƠ EcoTraceTech - Hệ thống đo phát thải CO2, CH4 từ cây lúa là ý tưởng khởi nghiệp của nhóm sinh viên Đại học Cần Thơ.