| Hotline: 0983.970.780

Bảo hiểm ABIC Đắk Lắk đồng hành cùng người dân

Thứ Hai 25/12/2023 , 12:12 (GMT+7)

Bảo hiểm Bảo an tín dụng của ABIC Đắk Lắk đã kịp thời hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghĩa vụ tài chính khi không may xảy ra sự cố.

Cánh tay giúp đỡ khách hàng lúc khó khăn

Trong năm 2023, Bảo hiểm ABIC Đắk Lắk đã giải quyết bồi thường 2.800 trường hợp mua bảo hiểm Bảo an tín dụng với số tiền 70 tỷ đồng. Việc chi trả tiền bảo hiểm đã giúp những khách hàng này có kinh phí thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với các khoản vay trước đó.

Bà Trần Thị Ánh (ngụ xã Khuê Ngọc Điền, huyện Krông Bông - vợ ông Trần Văn Quân) cho biết, trước đây gia đình vay tiền của Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Krông Bông để phát triển kinh tế và có mua bảo hiểm Bảo an Tín dụng. Tháng 12/2022, ông Quân không may bị bệnh u gan đa cổ qua đời. Do hoàn cảnh khó khăn nên khi ông Quân mất, gia đình bà Ánh phải vay mượn khắp nơi để lo hậu sự.

“Khoảng nợ hơn 100 triệu đồng vay của ngân hàng trước đây vẫn còn đó. Gia đình đang không biết lấy đâu ra số tiền lớn như vậy trả nợ thì nhân viên Bảo hiểm ABIC Đắk Lắk liên hệ làm các thủ tục chi trả tiền bảo hiểm. Đến đầu năm 2023, Bảo hiểm ABIC Đắk Lắk đã tổ chức chi trả hơn 100 triệu đồng. Nhờ có số tiền bảo hiểm chi trả mà gia đình thanh toán được khoản vay trước đây”, bà Ánh nói.

Bảo hiểm ABIC Đắk Lắk chi trả tiền bồi thường cho gia đình ông Quân khi không may người này mất. Ảnh: Quang Yên.

Bảo hiểm ABIC Đắk Lắk chi trả tiền bồi thường cho gia đình ông Quân khi không may người này mất. Ảnh: Quang Yên.

Theo bà Ánh, hơn 15 năm nay gia đình đều vay tiền của Ngân hàng Agribank và đều mua bảo hiểm. Việc này giúp gia đình bà Ánh yên tâm sản xuất vì nếu có sự cố bất khả kháng thì đã có bảo hiểm lo chi trả.

Tương tự, gia đình bà Hoàng Thị Điệu (ngụ xã Tân Tiến, huyện Krông Pắc) cũng được Bảo hiểm ABIC Đắk Lắk chi trả 104 triệu đồng tiền bảo hiểm. Theo những người thân bà Điệu, nhờ có số tiền này mà gia đình thanh toán được khoản vay ngân hàng trước đó.

Trước đó, bà Điệu vay tiền của Ngân hàng Agribank chi nhánh Krông Pắc với số tiền hơn 100 triệu đồng để đầu tư vào nông nghiệp. Lúc đó, bà Điệu được giới thiệu mua bảo hiểm 900 ngàn đồng. Đến tháng 10/2023, bà Điệu bị bệnh nặng qua đời. Khi nhận được thông báo và Điệu mất, ABIC Đắk Lắk đã làm các thủ tục chi trả tiền bảo hiểm cho gia đình người này theo quy định.

“Gia đình bây giờ không còn nợ ngân hàng. Nếu không có bảo hiểm chi trả, chúng tôi không biết lấy đâu ra hơn 100 triệu đồng để đáo hạn ngân hàng”, người thân bà Điệu chia sẻ.

Theo đại diện Bảo hiểm ABIC Đắk Lắk năm 2023, tổng số khách hàng mua bảo hiểm Bảo an tín dụng là 142,224 nghàn khach hàng.

Được biết, bảo hiểm Bảo an tín dụng là sản phẩm của Agribank được triển khai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2009. Sản phẩm này giúp khách hàng có nguồn tài chính để ứng phó với những rủi ro trong cuộc sống, giảm gánh nợ nần cho người vay vốn.

Cụ thể, khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người vay vốn và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, Bảo hiểm Agribank thay mặt người vay trả cho ngân hàng số tiền tương ứng với dư nợ được bảo hiểm; số tiền còn lại (nếu có) sẽ được chuyển cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng hợp pháp.

Người thân khách hàng mua bảo hiểm Bảo an tín dụng được bồi thường khi gặp sự cố. Ảnh: Quang Yên.

Người thân khách hàng mua bảo hiểm Bảo an tín dụng được bồi thường khi gặp sự cố. Ảnh: Quang Yên.

Ngoài việc thực hiện bồi thường trách nhiệm như đã cam kết với khách hàng, khi khách hàng gặp rủi ro trong cuộc sống, Bảo hiểm ABIC tổ chức thăm hỏi, động viên nhờ đó khách hàng bớt đi phần khó khăn về vật chất và được động viên về tinh thần.

Với lợi ích khi tham gia sản phẩm bảo hiểm Bảo an tính dụng và uy tín của Bảo hiểm ABIC Đắk Lắk, sản phẩm bảo hiểm này đã thu hút số lượng lớn khách hàng tham gia.

Đồng hành cùng nông dân Tây Nguyên

Theo Bảo hiểm ABIC Đắk Lắk trong năm 2023, đơn vị được giao 183 tỷ đồng, dự kiến đến cuối tháng 12 sẽ hoàn thành được 93% kế hoạch đặt ra. Trong đó, bảo hiểm Bảo an tín dụng chiếm phần lớn doanh thu của đơn vị và đặc biệt 85% khách hàng là các hộ cá nhân, nông dân.

Ông Đặng Văn Liễu, Giám đốc Bảo hiểm ABIC Đắk Lắk cho biết, Bảo an tín dụng đã giúp giải quyết, xử lý rủi ro cho chính vốn của nhà nước, đồng thời gánh vác một phần khó khăn tài chính cho người dân khi sự cố ngoài ý muốn xảy ra.

Theo ông Liễu, Bảo an tín dụng là sản phẩm tự nguyện được phân phối qua hệ thống Agribank trên toàn quốc. Hiện nay sản phẩm đã trở thành điểm tựa tài chính vững chắc, đem lại “lợi ích kép” cho cả người nông dân và ngân hàng trong quá trình đưa đồng vốn đến với nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Bảo an tín dụng dành cho khách hàng là cá nhân được ngân hàng chấp thuận cho vay hoặc là người đại diện cho tổ chức được ngân hàng chấp thuận cho vay và tự nguyện chuyển quyền lợi thụ hưởng bảo hiểm cho ngân hàng, vay vốn của hệ thống Agribank và tự nguyện tham gia với mức phí phù hợp.

Bảo hiểm ABIC Đắk Lắk hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho gia đình khó khăn. Ảnh: Quang Yên.

Bảo hiểm ABIC Đắk Lắk hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho gia đình khó khăn. Ảnh: Quang Yên.

Sản phẩm Bảo an tín dụng được các cấp, ngành công nhận tốt nhất trên thị trường hiện nay mà ABIC đã và đang có được. Đây là bờ vai chia sẻ khó khăn tài chính đối với người nông dân, đặc biệt Tây Nguyên có đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.

“Với hệ thống mạng lưới các chi nhánh Agribank rộng khắp đến tận các thôn, xóm nên khi có phát sinh rủi ro, ABIC gần như ngay lập tức tổ chức thăm hỏi, thực hiện bồi thường trách nhiệm như đã cam kết, giúp khách hàng bớt phần khó khăn về vật chất và được an ủi về tinh thần.

Cán bộ sẽ đến ngân hàng trả nợ thay cho người dân, khi trả xong nợ nếu khách hàng còn dư thì thông qua ngân hàng chuyển đến người dân. Sau khi được bồi thường hầu như các gia đình khách hàng thoát khỏi khó khăn, phát triển sản xuất”, ông Liễu nói.

Ông Liễu cho biết thêm, thời gian tới, hệ thống ABIC Đắk Lắk sẽ tiếp tục phối hợp với Agribank không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ kể cả dịch vụ sau bán hàng. Cam kết cùng đồng hành vì lợi ích khách hàng, bảo đảm quyền lợi và an toàn vốn vay cho khách hàng tham gia bảo hiểm Bảo an tín dụng.

“Sản phẩm Bảo an tín dụng đã được các cấp, ngành công nhận. Mỗi năm đều có kế hoạch phát triển, thi đua, chế độ an sinh đều gắng với bảo an tín dụng. Qua 16 năm triển khai bảo hiểm Bảo an tín dụng nhìn thấy được lợi ích thật sự. Bảo hiểm này đã đi vào cuộc sống nên được người dân, các cấp đánh giá cao”, ông Liễu nhấn mạnh.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm