| Hotline: 0983.970.780

Báo Mỹ nêu lý do Việt Nam phù hợp tổ chức thượng đỉnh Trump - Kim

Thứ Ba 22/01/2019 , 10:23 (GMT+7)

New York Times nhận định mối quan hệ gần gũi giữa Việt Nam với Mỹ và Triều Tiên được xem một trong những lý do đưa Việt Nam trở thành lựa chọn hàng đầu cho địa điểm tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un gặp nhau tại Singapore năm 2018. (Ảnh: Getty)

 

Khi Tổng thống Donald Trump lên kế hoạch gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng tới, Việt Nam dường như là “ứng cử viên” hàng đầu cho địa điểm tổ chức sự kiện quan trọng này.

Theo New York Times, cuộc gặp Trump - Kim lần này sẽ tái hiện lại hội nghị thượng đỉnh bước ngoặt giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều hồi tháng 6 năm ngoái ở Singapore. Việc tổ chức cuộc gặp tại Việt Nam sẽ hướng mọi sự chú ý vào một quốc gia - nơi đã trở thành trung tâm kinh tế tại khu vực Đông Nam Á sau khi trỗi dậy từ khó khăn về kinh tế và cấm vận trong suốt hàng chục năm kể từ giai đoạn chiến tranh.

Một quan chức Nhà Trắng cho biết thời gian và địa điểm tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ được thông báo sau đó. Thái Lan và Hawaii cũng được đề cập tới như những vị trí tiềm năng cho cuộc gặp này, song Việt Nam vẫn được xem là nơi tốt nhất.

New York Times nhận định việc lựa chọn Việt Nam có thể mang ý nghĩa nhất định đối với cả Mỹ và Hàn Quốc vì các quan chức Mỹ từng xem Việt Nam là mô hình chính trị và kinh tế phù hợp để Triều Tiên có thể học hỏi.

Từng là cựu thù trong chiến tranh, Việt Nam đã trở thành đối tác chiến lược cũng như đối tác thương mại quan trọng đối với cả Mỹ và Hàn Quốc.

Quan hệ đối tác gần gũi

Việt Nam và Hàn Quốc đã bình thường hóa quan hệ từ năm 1992 và Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hàn Quốc, sau Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản với thương mại hai chiều đạt 62,6 tỷ USD trong năm 2018.

Việt Nam và Mỹ cũng đã bình thường hóa quan hệ từ năm 1995, 20 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Từ năm 1995-2016, giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ tại Việt Nam, thương mại giữa Mỹ và Việt Nam tăng từ gần 52 tỷ USD lên 451 tỷ USD. Việt Nam hiện là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ.

“Việc chúng ta hợp tác, chứ không phải giao chiến, là bằng chứng cho thấy khi một quốc gia quyết định gây dựng cho mình tương lai tươi sáng hơn với Mỹ, chúng tôi sẽ giữ đúng lời hứa của mình”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trong chuyến thăm tới Hà Nội vào mùa hè năm ngoái.

"Tổng thống Trump tin đất nước của ngài có thể tái tạo con đường của Việt Nam nếu ngài nắm bắt cơ hội này. Phép màu này có thể trở thành phép màu của ngài", ông Pompeo gửi thông điệp tới nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Xét về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Triều Tiên, Bình Nhưỡng là một trong những người bạn lâu đời nhất của Hà Nội. Hai nước có những tương đồng về hệ thống chính trị và từng giúp đỡ nhau trong các cuộc chiến tranh.

Việt Nam ủng hộ tư cách thành viên của Triều Tiên tại Diễn đàn Khu vực ASEAN, một diễn đàn đối thoại về các vấn đề an ninh và chính trị. Ngoài ra, Việt Nam cũng ủng hộ các cuộc đối thoại giữa Triều Tiên và Nhật Bản.

Liên quan tới phản ứng của Việt Nam về khả năng tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Trump - Kim, báo Mỹ dẫn các thông tin trên truyền thông Việt Nam cho biết Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội nếu được chọn làm nơi đăng cai sự kiện cấp cao này.

Chính sách đối ngoại của Việt Nam được xây dựng dựa trên mạng lưới quan hệ đối tác với nhiều cường quốc trên thế giới như Trung Quốc, Nga và Mỹ. Ông Lê Hồng Hiệp, chuyên gia Việt Nam tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, nhận định việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều có thể giúp Việt Nam quảng bá câu chuyện thành công về kinh tế của mình và đóng vai trò tích cực hơn trong các vấn đề khu vực.

Theo New York Times, Đà Nẵng đang được xem xét là địa điểm tổ chức cuộc gặp Trump - Kim sắp tới. Thành phố ven biển của Việt Nam từng đón Tổng thống Trump và các nhà lãnh đạo thế giới tham dự diễn đàn kinh tế khu vực APEC vào năm 2017.

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm