| Hotline: 0983.970.780

Bão nhỏ, thiệt hại lớn - 30 sinh mạng đã bị cướp đi

Thứ Hai 23/07/2018 , 08:30 (GMT+7)

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, từ ngày 23/7, đợt mưa lớn sẽ kết thúc trên phạm vi toàn miền Bắc. Cơn bão số 3 không gây thiệt hại trực tiếp nào đáng kể, nhưng mưa lũ do hoàn lưu của nó gây ra thì vô cùng lớn, đặc biệt là 30 sinh mạng đã bị cướp đi.

Tổng hợp của BCĐ Trung ương về Phòng chống thiên tai tính đến ngày ngày 22/7 cho biết: Đợt mưa lũ kéo dài do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Sơn Tinh) từ ngày 18 đến ngày 22/7 đã làm tổng cộng 31 người chết và mất tích. Trong đó, Yên Bái là tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất về người với 11 người chết, hiện tỉnh này vẫn còn 7 người mất tích chưa được tìm thấy (1 người còn sống đã tìm thấy trong ngày 22/7). Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Yên Bái chịu thiệt hại nặng nề về người do mưa lũ (đợt lũ quét kinh hoàng tại Mù Cang Chải đầu tháng 8/2017 đã làm 14 người chết và mất tích). Ngoài Yên Bái, một số tỉnh cũng đã xảy ra thiệt hại về nhân mạng như: Sơn La 2 người chết, 1 người mất tích; Thanh Hóa 2 người chết, 3 người mất tích; Lào Cai, Phú Thọ, Hòa Bình mỗi tỉnh có 1 người chết...

Nước sông Hồng bao vây TP.Yên Bái (Ảnh: Thái Sinh)

Mưa lũ cũng đã gây thiệt hại nặng nề người tài sản và SX nông nghiệp, tàn phá nghiêm trọng về hạ tầng... Cụ thể đến ngày 22/7, đã có 217 nhà bị sập (Yên Bái 119 nhà, Sơn La 48 nhà, Nghệ An 19 nhà, Hòa Bình 17 nhà...); gần 5.600 căn nhà hư hỏng phải di dời khẩn cấp, cùng gần 9.600 căn nhà bị ngập nặng (Phú Thọ 5.042 nhà, Yên Bái 2.665 nhà...).

Về SX nông nghiệp, mưa lũ đã tàn phá nghiêm trọng hoạt động SX tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các diện tích lúa mùa mới gieo cấy tại các tỉnh ĐBSH. Theo Cục Trồng trọt, tính đến ngày 22/7, các tỉnh ĐBSH vẫn còn gần 60 nghìn ha lúa mới gieo cấy bị ngập úng, trong đó Nam Định là tỉnh có diện tích lúa bị ngập lớn và ngập sâu, khó tiêu thoát nhất với gần 18 nghìn ha; ngoài ra các tỉnh như Thái Bình, Hải Dương, Ninh Bình... cũng có hàng chục nghìn ha/tỉnh bị ngập, trong đó nhiều diện tích ngập nặng. Ngoài lúa, ước khoảng 2.000ha ngô và hoa màu các loại đã bị ngập, ước thiệt hại nặng.

Theo Tổng cục Thủy lợi, hiện các địa phương, Cty khai thác công trình thủy lợi tại các tỉnh ĐBSH đang vận hành khoảng hơn 3.050 máy bơm và 35 cống tiêu để tiêu úng và tiêu nước đệm, khẩn trương cứu lúa. Tuy nhiên hiện tại, khu vực này vẫn trong kỳ triều kém, khả năng tiêu nước tự chảy của các cống vùng triều chưa được cải thiện nên diện tích ngập úng tại các vùng ven biển bị ảnh hưởng bởi triều chưa giảm đáng kể, nhất là tỉnh Nam Định...

Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, khoảng 50 nghìn ha lúa, trên 13 nghìn ha ngô và hoa màu cũng bị ngập úng, trong đó Nghệ An có hơn 30 nghìn ha lúa, Thanh Hóa có trên 13 nghìn ha lúa bị ngập. SX nông nghiệp khu vực miền núi phía Bắc cũng chịu sự tàn phá nặng nề do mưa lũ với diện tích lúa bị ngập úng khoảng 3.000ha lúa (Lào Cai 342ha, Yên Bái 800ha, Hòa Bình 1.940ha), cùng hàng nghìn ha hoa màu các loại bị thiệt hại...

Ngoài lĩnh vực trồng trọt, SX chăn nuôi, thủy sản tại các tỉnh phía Bắc cũng chịu tổn thất khá nặng nề với hơn 1.300 con gia súc, trên 27 nghìn con gia cầm bị chết và cuốn trôi; diện tích thủy sản bị ảnh hưởng khoảng 5.000ha...

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm