| Hotline: 0983.970.780

Bảo quản cá bằng vật liệu Composite

Thứ Năm 09/12/2010 , 10:48 (GMT+7)

Sau khi cải tạo hầm bảo quản thuỷ sản, các chuyến đi biển đều đạt kết quả khả quan so với trước, chất lượng sản phẩm tốt hơn nên giá bán được cao hơn, tăng hiệu quả kinh tế.

Quảng Bình có gần 5.000 tàu tham gia khai thác hải sản trên biển, trong đó có gần 1.000 tàu khai thác xa bờ; sản lượng đánh bắt hàng năm trên 30.000 tấn, chủ yếu phục vụ xuất khẩu và công nghiệp chế biến. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình bảo quản là rất cần thiết. Để giúp người dân bảo quản sản phẩm sau khai thác đảm bảo ATVSTP, đồng thời giảm chi phí sản xuất, kéo dài thời gian chuyến biển, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện mô hình bảo quản sản phẩm trên tàu cá bằng vật liệu Composite.

Tham quan hầm tàu cá bằng vật liệu Composite của ông Lê Thanh Bình.

Mô hình được thực hiện trên 2 tàu của hộ ông Lê Thanh Bình và Nguyễn Văn Thăng tại xã Thanh Trạch (Bố Trạch). Trên cơ sở hầm bảo quản cũ, các chủ tàu đã dỡ bỏ lớp xốp thông thường rồi thay bằng lớp xốp tông, tiếp đến lớp ván dày 3cm, ngoài lớp ván được sơn 3 lớp Composite chống thấm và cách nhiệt. Kết cấu của hầm được lót xung quanh bằng vật liệu Composite rất thuận tiện cho công tác vệ sinh, không thấm nước, do đó hạn chế việc giảm chất lượng sản phẩm.

Sau khi cải tạo hầm bảo quản thuỷ sản, các chuyến đi biển đều đạt kết quả khả quan so với trước, chất lượng sản phẩm tốt hơn nên giá bán được cao hơn, tăng hiệu quả kinh tế. Tỷ lệ sản phẩm kém chất lượng giảm rất nhiều, trước đây là 30%, nay chỉ còn 5%. Lượng đá lạnh trước đây mỗi chuyến đi biển cần 350 cây, nay chỉ cần sử dụng khoảng 300 cây, do đó có thể kéo dài thời gian chuyến biển thêm từ 2-3 ngày.

Kết quả sau 6 tháng thực hiện mô hình đạt được hiệu quả khá cao. Đối với hộ ông Lê Thanh Bình đã đi được 7 chuyến biển (55 ngày biển), sản lượng thu 52 tấn, doanh thu 572 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 358 triệu đồng. Hộ ông Nguyễn Văn Thăng đi được 7 chuyến biển (51 ngày biển), sản lượng thu trên 50 tấn, doanh thu 543 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 368 triệu đồng. Tuy nhiên, theo ông Lê Thanh Bình, hình thức bảo quản mới nên người dân chưa có điều kiện để đánh giá và so sánh hiệu quả rộng rãi; chi phí đầu tư lại lớn, từ 210 - 250 triệu đồng/3 hầm/tàu nên bà con ngư dân ít có khả năng để đầu tư.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.