| Hotline: 0983.970.780

Bảo tồn hệ sinh thái độc đáo Vườn quốc gia Cát Bà

Thứ Bảy 14/10/2023 , 10:44 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Vườn quốc gia Cát Bà là một trong những khu dự trữ sinh quyển của thế giới và là khu rừng đặc dụng có đa dạng sinh học phong phú bậc nhất Việt Nam.

Vườn quốc gia Cát Bà đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Ảnh: Nhật Quang.

Vườn quốc gia Cát Bà đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Ảnh: Nhật Quang.

Vườn quốc gia Cát Bà là một trong những vườn quốc gia có hệ sinh thái hải đảo quan trọng của Việt Nam. Vườn được thành lập ngày 31/3/1986 theo quyết định số 79/CP của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), là vườn quốc gia đầu tiên trong cả nước thành lập có đủ cả hệ sinh thái rừng và biển. Năm 2004, Vườn quốc gia Cát Bà nằm trong quần đảo Cát Bà đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Sau hơn 35 năm phát triển, từ một nông - lâm trường nhỏ làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Vườn quốc gia Cát Bà đã không ngừng lớn mạnh và khẳng định vai trò quan trọng. Trong đó, diện tích Vườn đã nâng lên đáng kể, tổng diện tích hiện nay là hơn 17.300ha; tính đa dạng sinh học cũng tăng cao với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm.

Là tâm điểm của Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà, Vườn tiêu biểu cho các hệ sinh thái biển - đảo nhiệt đới, cận nhiệt đới điển hình của châu Á, tạo nên cảnh quan và môi trường sống vô cùng phong phú.

Theo thống kê, hiện Vườn đang là nơi trú ngụ của trên 4.000 loài động, thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm, đặc hữu như voọc Cát Bà đầu trắng, sóc đen, sơn dương, khỉ lông vàng, thạch sùng mí Cát Bà… cùng với đó là những giá trị lịch sử vẫn còn được bảo tồn cho tới ngày nay. Đặc biệt, nơi đây là khu bảo tồn duy nhất của Việt Nam và thế giới đang tồn tại các quần thể nhỏ của loài voọc Cát Bà với số lượng hiện còn khoảng 70 cá thể.

Những năm qua, Vườn đã thực hiện thành công khoảng 15 đề tài, dự án cấp bộ, thành phố và cơ sở nhằm bảo tồn và phát triển nguồn gen động, thực vật. Đặc biệt, có 14 dự án của các tổ chức phi chính phủ phối hợp đầu tư, nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo nhằm phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trên huyện đảo.

Quần thể vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Ảnh: Nhật Quang.

Quần thể vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Ảnh: Nhật Quang.

Ông Nguyễn Văn Thịu, Giám đốc Vườn quốc gia Cát Bà, cho biết: “Hệ sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà rất độc đáo, đa dạng sinh học. Theo đánh giá của các nhà khoa học đối với Vườn quốc gia Cát Bà có 4.000 loài động thực vật khác nhau, trong đó có nhiều loài đặc cấp, quý hiếm, nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Trong suốt quá trình thành lập vườn đến nay, cán bộ, nhân viên đã làm tốt công tác quản lý, bảo vệ các loài động vật quý hiếm, nhất là với loài Voọc Cát Bà".

Không chỉ sở hữu hệ sinh thái đa dạng, thu hút đông đảo khách du lịch, VQG Cát Bà còn là nơi điển hình trong công tác bảo vệ môi trường. Ban quản lý Vườn đã phối hợp với UBND huyện Cát Hải và các cơ quan ban ngành đẩy mạnh quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, biển, phòng chống cháy rừng và quản lý các hoạt động du lịch.

Ngoài ra, tích cực phối hợp tổ chức các chương trình, dự án bảo tồn và phát triển như: Dự án bảo tồn voọc Cát Bà của Hội Động vật về Bảo tồn loài và quần thể và Vườn thú Muenster - Đức; chương trình bảo tồn và phát triển Cát Bà của tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế FFI; chương trình trồng rừng ven biển, trồng rừng đền bù khí thải CO2,…

Quần đảo Cát Bà là nơi duy nhất có loài voọc Cát Bà, hiện chỉ còn khoảng 70 cá thể. Ảnh: Huy Cầm.

Quần đảo Cát Bà là nơi duy nhất có loài voọc Cát Bà, hiện chỉ còn khoảng 70 cá thểẢnh: Huy Cầm.

Ban quản lý Vườn cũng nghiên cứu và ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể đầu tư cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học; thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo để nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ; tăng nguồn kinh phí đầu tư; hỗ trợ máy móc, thiết bị phục vụ công tác quản lý đa dạng sinh học.

Ông Nguyễn Văn Thịu, Giám đốc Vườn quốc gia Cát Bà cho biết, thời gian tới, Vườn sẽ tiếp tục áp dụng có hiệu quả các Luật lâm nghiệp, Luật đa dạng sinh học, Luật thủy sản cùng các văn bản của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng đối với hệ thống rừng đặc dụng. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quyết định trong việc duy trì, phát triển bền vững, là mục đích lớn nhất của công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn cũng như Khu Dự trữ sinh quyển thế giới.

Việc bảo vệ hệ sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm. Ảnh: Đinh Mười.

Việc bảo vệ hệ sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm. Ảnh: Đinh Mười.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng, ngăn chặn kịp thời các tác động xâm hại đến đa dạng sinh học trên quần đảo Cát Bà.

Song song với đó, phối hợp với các cơ quan chức năng tập trung tháo dỡ các công trình trên diện tích rừng đặc dụng và mặt nước để kinh doanh du lịch khi chưa được cơ quan chức năng phê duyệt và không chấp hành đúng quy định.

Tại kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản thế giới UNESCO ngày 16-9, nghi thức gõ búa công nhận quần thể vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng) là di sản thiên nhiên thế giới đã được thực hiện.

Các chuyên gia, nhà khoa học quốc tế và quốc gia thành viên Ủy ban Di sản Thế giới đều đánh giá cao giá trị di sản, ủng hộ vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà trở thành Di sản Thiên nhiên Thế giới, đồng thời mong muốn được đến tham quan di sản trong thời gian tới.

Xem thêm
Thả 3 cá thể khỉ đuôi lợn quý hiếm về tự nhiên

Sau khi người dân tự nguyện giao nộp, 3 cá thể khỉ đuôi lợn đã được chăm sóc khỏe mạnh trước khi thả về tự nhiên để bảo tồn gen động vật quý hiếm.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm