| Hotline: 0983.970.780

Bảo tồn phát triển các giống cá bản địa quý hiếm

Thứ Ba 15/03/2022 , 10:25 (GMT+7)

Những giống cá bản địa quý hiếm ở tỉnh Hà Giang như anh vũ, rầm xanh, chiên, lăng chấm, chày đất, mỵ… đang cần được bảo tổn và nhân rộng tổng đàn.

Cán bộ Trung tâm Thủy sản Hà Giang nghiên cứu, nhân nuôi những giống cá bản địa quý hiếm. Ảnh: Văn Thưởng.

Cán bộ Trung tâm Thủy sản Hà Giang nghiên cứu, nhân nuôi những giống cá bản địa quý hiếm. Ảnh: Văn Thưởng.

Hà Giang là tỉnh có nhiều sông suối, ghềnh thác lớn với tổng chiều dài trên 300km. Nguồn nước trong sạch, dồi dào là môi trường sống của nhiều loài thuỷ sản như cá, giáp xác, nhuyễn thể… Trong đó có 6 loài cá bản địa quý hiếm như cá anh vũ, rầm xanh, chiên, lăng chấm, chày đất, mỵ … đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000, 2007) với mức độ đe doạ bậc VI.

Hiện nay, các bãi đẻ tự nhiên của cá bản địa quý hiếm ở Hà Giang gần như không còn do việc hình thành các đập ngăn dòng làm thủy lợi, thuỷ điện. Bên cạnh đó do sự tán phá của những cánh rừng đầu nguồn... làm thay đổi dòng chảy và môi trường sinh thái, đặc biệt là ảnh hưởng đến tập tính sinh sản của cá. Vì vậy, phân bố của các loài này có nhiều thay đổi cộng việc khai thác quá mức cá bằng các dụng cụ huỷ cũng ảnh hưởng đến việc sinh sống và tồn tại của những giống cá bản địa quý.

Từ tháng 9/2018 đến tháng 12/2021, Trung tâm Thủy sản tỉnh Hà Giang đã triển khai thực hiện đề tài: Lưu giữ, bảo tồn, và phát triển nguồn gen một số loài thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Theo anh Đỗ Tuấn Anh, cán bộ Trung tâm Thủy sản tỉnh Hà Giang, Chủ nhiệm đề tài, trong quá trình nghiên cứu, trung tâm đã tuyển chọn những cá thể cá đạt tiêu chuẩn để nuôi vỗ, chế độ chăm sóc, quản lý cá cho phù hợp.

Xác định tỷ lệ thành thục, sự phát triển của tuyến sinh dục; nghiên cứu kích thích sinh sản bằng các liều lượng thuốc kích dục tố khác nhau, phương pháp thụ tinh, phương pháp ấp trứng. Nghiên cứu mật độ, môi trường ương nuôi cá giai đoạn từ bột lên hương, từ hương lên giống.

Hiện Trung tâm đã tiến hành thu thập 260 con cá anh vũ, 250 con cá rầm xanh, 262 con cá chày đất và 279 con cá mỵ.

Cá anh vũ, một trong những giống cá bản địa quý hiếm trên sông Lô. Ảnh: Văn Thưởng.

Cá anh vũ, một trong những giống cá bản địa quý hiếm trên sông Lô. Ảnh: Văn Thưởng.

Sau hơn 3 năm nghiên cứu, các cán bộ của trung tâm đã thu được những kết quả nhất định. Trong đó, việc thực hiện sinh sản nhân tạo trên các loài cá bằng phương pháp thụ tinh khô và ấp trứng trong khay nhựa đạt kết quả cao nhất.

Phương pháp thụ tinh khô của các loài cá đều đật tỷ lệ trên 75% thành công, phương pháp ấp trứng trong khay đạt tỷ lệ hơn 65% trở lên… Các giai đoạn từ bột lên hương, từ hương lên giống đến giai đoạn nuôi thương phẩm thử nghiệm trong các môi trường cũng đã được triển khai và bước đầu thành công.

Ông Nguyễn Anh Tú, Phó Giám đốc Trung tâm Thủy sản Hà Giang cho biết, bên cạnh những mặt đạt được, trong quá trình nghiên cứu còn một tồn tại như: Kết quả nuôi thuần hoá các loài cá rầm xanh, anh vũ, cá mỵ, chày đất cho tỷ sống thấp.

Trong quá trình ương nuôi các loại cá giai đoạn từ bột lên hương, từ hương lên giống mặc dù đã đạt so với mục tiêu đề ra nhưng tỷ lệ sống chưa cao. Nuôi thương phẩm các đối tượng nghiên cứu cho tỷ lệ sống thấp và trọng lượng các loài cá thương phẩm chưa đạt được như mục tiêu đề ra...

Năm 2016, tỉnh Hà Giang thực hiện thả tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tại sông Lô là 7.000 con giống cá lăng chấm và 3.000 con giống cá chiên. Năm 2017, tỉnh thực hiện thả tái tạo tại sông Gâm huyện Bắc Mê là 2.000 con giống cá lăng chấm và 1.000 con giống cá chiên...

Việc nghiên cứu nhân giống thành công các giống cá bản địa quý hiếm sẽ mở ra hi vọng nhân rộng tổng đàn các loài cả quý trong môi trường tự nhiên và xa hơn là phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân từ nghề nuôi cá bản địa đặc sản.

Xem thêm
Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.