| Hotline: 0983.970.780

Bến Tre: Khai thác tài nguyên phát triển du lịch nông nghiệp

Thứ Tư 01/03/2023 , 08:05 (GMT+7)

Du lịch nông nghiệp nông thôn của Bến Tre đã được khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh tài nguyên bản địa với nhiều loại hình, sản phẩm, dịch vụ.

Mới đây, tại TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre diễn ra hội thảo khoa học “Du lịch nông nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững giữa kinh tế, văn hóa và môi trường tại tỉnh Bến Tre”. Hội thảo do UBND tỉnh Bến Tre phối hợp với Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức.

Empty

Du lịch miệt vườn sông nước ở Bến Tre.Ảnh: Minh Đảm.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm sáng tỏ nhiều vấn đề như: Giải pháp quy hoạch phát triển nông nghiệp; cơ chế chính sách đặc thù, ưu tiên cho loại hình du lịch nông nghiệp; quy hoạch đào tạo, liên kết đào tạo, chuẩn hóa nguồn nhân lực cho mô hình du lịch nông nghiệp; giải pháp khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, đảm bảo hoạt động sản xuất nông nghiệp; sự liên kết chặt chẽ giữa các bên trong mô hình phát triển du lịch nông nghiệp.

Qua đó, làm nổi bật nhu cầu và xu hướng tất yếu của du lịch nông nghiệp là hướng đi có nét riêng biệt của quê hương xứ Dừa - Bến Tre. Các đại biểu cho rằng tỉnh Bến Tre cần đẩy mạnh hoạt động này đồng thời khắc phục tình trạng tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp. Giữa ngành du lịch, ngành NN-PTNT và người nông dân cần liên kết để tạo thành chuỗi giá trị sản phẩm đạt hiệu quả và thu hút khách du lịch. Từ đó, nâng cao thu nhập cho người nông dân cũng như phát huy, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.

Thời gian gần đây, ngành du lịch tỉnh Bến Tre có bước phát triển mạnh dựa trên phát huy tiềm năng, lợi thế về tài nguyên bản địa. Một số hoạt động tiêu biểu như: Du lịch tham quan các vườn dừa, vườn cây ăn trái; du lịch trải nghiệm sống trong nhà dân và tham gia sinh hoạt với người dân; tham quan, trải nghiệm tại làng nghề truyền thống, thưởng thức món ăn đặc trưng gắn liền với cây dừa, tham quan, mua sắm sản phẩm OCOP.

Empty

Tỉnh Bến Tre phát huy thế mạnh du lịch nông nghiệp nhờ phát huy tiềm năng thế mạnh bản địa. Ảnh: Minh Đảm.

Toàn tỉnh hiện có 41 homestay với sức chứa trên 1.000 khách; 57 làng nghề đã được công nhận, trong đó 39 làng nghề nông nghiệp, 18 làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Các làng nghề nông nghiệp truyền thống chủ yếu sử dụng phương pháp sản xuất thủ công, tạo sự hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước khi tham quan mua sắm.

Công ty TNHH Truyền thông du lịch C2T (Bến Tre), một trong những doanh nghiệp kinh doanh du lịch đi tiên phong trong việc phát huy du lịch nông nghiệp, thu hút khách tham quan trong nước và quốc tế. Theo ông Võ Văn Phong, Giám đốc công ty C2T chia sẻ: Du lịch nông nghiệp được khai thác tốt sẽ tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, góp phần tiêu thụ nông sản cho địa phương rất hiệu quả.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tinh hoa làng nghề và đặc sản 30 tỉnh thành hội tụ TP.HCM

500 sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản vùng miền của hơn 200 doanh nghiệp đến từ 30 tỉnh, thành phố giới thiệu, quảng bá tại TP.HCM.