| Hotline: 0983.970.780

Bệnh chủ quan cộng với dự báo sai sẽ đưa đến những hệ lụy ghê gớm

Chủ Nhật 18/07/2010 , 23:04 (GMT+7)

Nếu dự báo còn mang tính chung chung và thiếu sức thuyết phục về mặt khoa học thì sẽ gây tâm lý chủ quan trong dân cho những lần tiếp theo, từ đó sẽ nảy sinh những hệ lụy ghê gớm...

* Dự báo sai và chủ quan sẽ đưa đến hệ luỵ ghê gớm 

Để đối phó với bão số 1, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã họp khẩn cấp với các huyện, thị, TP và các Sở, ban ngành, triển khai đồng loạt các phương án. Tiếp đó (16h ngày 16/7), UBND tỉnh đã ra công điện khẩn, chỉ đạo các huyện rà soát lại toàn bộ các phương án và duy trì chế độ trực ban 24/24 và sẵn sàng chờ lệnh sơ tán dân khi có chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh.

Ông Trịnh Văn Chiến- PCT UBND tỉnh, Phó trưởng Ban thường trực BCH PCLB tỉnh Thanh Hoá nói: “Đối phó với bão, lũ thì thực hiện việc di dân là khó khăn nhất. Nếu không quyết đoán và chủ động sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ. Cái khó là bảo được người dân chịu đi ra khỏi khu vực được cảnh bảo là nguy hiểm nhất”.  

Đoàn công tác của UBQG tìm kiếm cứu nạn TƯ kiểm tra tại Nga Sơn- Thanh Hoá

Thanh Hoá dự kiến sẽ di dời 211.524 người dân ra khỏi vùng nguy hiểm khi bão số 1 đổ bộ vào. Tuy nhiên đến 18h ngày 17/7, Thanh Hoá vẫn chưa chịu di dời bất kỳ một người nào. Không chỉ có vậy, chúng tôi đi cùng đoàn công tác của UBQG tìm kiếm cứu nạn TW và QK4 đến thị sát các điểm xung yếu của huyện Nga Sơn giáp với huyện Kim Sơn (Ninh Bình) thì mọi hoạt động của người dân ven biển vẫn diễn ra bình thường. Ngay bản thân Đại tá Nguyễn Hữu Truyền- Phó tham mưu trưởng QK4 cũng phải thốt lên rằng như thế thì còn chủ quan quá.

Nhận định của Đại tá Truyền không phải không có lý vì lúc 16h, ông Bùi Minh Tăng- GĐ trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn TƯ trả lời trực tiếp trên VOV1 Đài TNVN rằng: “Bão đổi hướng lúc trưa nay và sức gió đã tăng lên. Bão sẽ độ bộ trực tiếp vào đất liền, gây ảnh hưởng lớn đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An”. Ông Tăng cho biết thêm: “Sức gió đo được ở đảo Bạch Long Vĩ là 40m/s tức là gió giật trên cấp 17. Một sức gió cực kỳ mạnh”.

Các thông tin dự báo bão tiếp theo vẫn cho rằng bão có tần suất lớn. Hay tin BCH PCLB TƯ đặt trung tâm chỉ huy tiền phương tại Thái Bình mà Bộ trưởng Cao Đức Phát trực tiếp chỉ huy ở đấy càng làm cho các cấp và nhân dân các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá càng sốt sáng hơn trong việc đối phó với bão.

Tại Ninh Bình, huyện Kim Sơn phần lớn đã di dời toàn bộ nhân dân ra khỏi khu vực được cảnh báo là nguy hiểm. Đích thân Chủ tịch UBND huyện trực tiếp chỉ đạo việc di dân và kết quả đến 17h ngày 16/7 các khu vực Bình Minh 2, Bình Minh 3 của Kim Sơn đều đã sơ tán dân đi hết.

Còn tại Thanh Hoá, mãi cho đến 19h ngày 17/7, rãi rác một số nơi bắt đầu có mưa. Lượng mưa trung bình đo được từ 19h ngày 17đến 7h sáng ngày 18/7 ở Thanh Hoá đạt 45ml, một số nơi có lượng mưa lớn hơn như Thạch Quảng 77ml, Hồi Xuân 66ml, Nga Sơn 40ml. Bão không đổ bộ vào, mưa chỉ rãi rác vài nơi và mưa nhỏ đã làm cho nhiều đồng chí lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá thở phào một cách nhẹ nhỏm vì họ cho rằng mình đã rất tỉnh táo và linh hoạt trong điều hành đối phó với bão số 1.

Ông Trịnh Văn Chiến- PCT UBND tỉnh nói: “Ngay sau cuộc họp với các địa phương, tôi đã làm việc gần 1h đồng hồ với các đồng chí cán bộ ngành khí tượng thuỷ văn của tỉnh, kể cả những người đã nghĩ hưu hay như anh Nguyễn Thế Lượng đã chuyển công tác vào Vinh tôi đã gọi điện để hỏi anh ấy về đường đi của bão. Bằng kinh nghiệm của các đồng chí lão thành và nhất là từng trãi 2 trận bão lớn của tỉnh những năm 2005, 2007 cho thấy việc điều hành đối phó với thiên tai rất cần sự chủ động và quyết đoán. Đặc biệt là nắm chắc các thông tin. Theo anh Lượng thì bão số 1 ít có khả năng đổ bộ vào Thanh Hoá và nếu có thì cũng chỉ ảnh hưởng vùng ven biển với sức gió cấp 7- cấp 8 nên rất cần tỉnh táo để điều hành, không nên làm người dân hoang mang quá mà dẫn đến những khó khăn cho sau này”.

Còn ông Bùi Đình Cam- Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn nói: “Công tác dự báo của ta còn chưa đáp ứng được thực tế. Ngay cả như bản tin sáng ngày 18/7 vẫn đưa tin “Thanh Hoá có mưa vừa mưa to, có nơi mưa rất to” nhưng lúc 3h chiều tôi hỏi anh Hải CVP BCH PCLB của tỉnh thì được anh ấy cho hay là toàn tỉnh không có mưa. Tôi đồng ý dự báo chỉ mang tính cảnh báo để mọi người chủ động phòng tránh hơn là chống, tuy nhiên nếu dự báo còn mang tính chung chung và thiếu sức thuyết phục về mặt khoa học thì sẽ gây tâm lý chủ quan trong dân cho những lần tiếp theo. Bệnh chủ quan cộng với dự báo sai sẽ đưa đến những hệ lụy ghê gớm. Bởi để đưa ra được một quyết định di dân khi có thiên tai khẩn cẩp là rất quan trọng, do đó công tác dự báo và thông tin cần phải đạt đến một trình độ cao hơn. Chúng tôi vẫn mong đợi điều ấy mãi”.

Lần nào thiên tai cũng gây thiệt hại lớn về người và của. Và lần nào dư luận cũng đặt câu hỏi về chất lượng chuyên môn của hoạt động dự báo thời tiết và trách nhiệm của cơ quan khí tượng.

Và cơ quan khí tượng thủy văn thì vẫn luôn đưa ra các lý do giải thích: nhân lực mỏng và yếu, thiết bị chưa đủ hiện đại. Nguyên nhân sâu xa là vấn đề nguồn lực: thu nhập cho người làm nghề không cao (nên không thu hút được nhân sự chất lượng cao vào ngành), kinh phí Nhà nước không đủ để đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật, v.v…(?)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm