| Hotline: 0983.970.780

Bênh vực những người “thấp cổ bé họng”

Thứ Năm 21/06/2012 , 22:30 (GMT+7)

Thời nào cũng vậy, nông dân luôn là những người “thấp cổ bé họng”. Chúng tôi, những nhà báo NNVN luôn đứng về phía họ, bênh vực những người “thấp cổ bé họng”…

Thời nào cũng vậy, nông dân luôn là những người “thấp cổ bé họng”, một loạt vụ thu hồi đất thời gian qua đã chứng minh điều đó. Người nông dân đã sử dụng hết quyền năng của mình để giữ đất cho cuộc sống của mình. Chúng tôi, những nhà báo NNVN luôn đứng về phía họ, bênh vực những người “thấp cổ bé họng”…

Mường Lay còn lay động lòng tôi

Tháng 4/2009 tôi lên thị xã Mường Lay (Điện Biên), chứng kiến cuộc di dân khổng lồ cho việc tích nước thuỷ điện Sơn La. Nắng đầu mùa càng thêm gay gắt, một bên người dân đang hối hả dỡ nhà cửa chuyển đến nơi ở mới mà ở đó họ chưa biết mình sẽ sống ra sao, một bên là công trường đang xây dựng thị xã mới và cầu Hang Tôm bụi đỏ mù trời.


Người dân TX. Mường Lay dỡ nhà di chuyển tới nơi ở mới

Hình ảnh bà Trần Thị Toan, tổ 10, phường Na Lay nước mắt lưng tròng chỉ ngôi nhà đang dỡ bảo tôi: Gia đình tôi mua thanh lý căn hộ 51m2 của Chi nhánh điện từ năm 1994, khi đó chỉ là ngôi nhà nhỏ, gia đình tôi đã mua ngôi nhà lớn này sửa sang lại rồi dựng ở đây để có chỗ ở. Thế nhưng khi áp giá đền bù thì họ nói nhà thanh lý chỉ được thanh toán 40% giá trị, gia đình tôi không chịu, vì nhà thanh lý chỉ là một phần của ngôi nhà tôi đang ở. Gia đình tôi được đền bù 174,027 triệu nhà cửa, vật kiến trúc, khi lên Kho bạc lĩnh tiền thì họ trừ gần 21 triệu. Hỏi, thì họ trả lời: Đó là tiền thuế đất, mà không giải thích cụ thể vì sao lại trừ…

Biết tôi là nhà báo, anh Trần Văn Thi ở tổ 4, phường Sông Đà lái xe ôm đang đứng đợi khách đã mời tôi về nhà anh để tận mắt thấy đất đai, nhà cửa khi người ta áp giá đền bù, anh bức xúc: Có nhiều chuyện bất bình trong việc đền bù lắm, nếu các anh ở đây vài ngày thì tha hồ được nghe dân phản ánh. Tôi chỉ xin được nói việc đền bù đối với gia đình tôi, cái ao xây của gia đình tôi 83m3, nếu thuê máy xúc ít cũng hết 5-10 triệu chứ chưa nói chuyện xây. Vậy mà đền bù chỉ được 240.000 đồng, trong khi đó hộ khác được đền bù 15-20 triệu là sao? Hay như đồi rừng của gia đình tôi, diện tích trên 6.000m2, do bố tôi mua lại của người khác có đầy đủ giấy tờ và xác nhận của chính quyền địa phương.

Trước đây gia đình tôi trồng ngô, sắn, đậu lạc… mấy năm nay vì con tôi còn nhỏ nên tôi để rừng tái sinh. Tuy chưa thành rừng, nhưng trên đó còn nhiều cây to. Vậy mà khi đền bù, họ chỉ đền bù cho hơn một ngàn mét vuông có cây, còn hơn bốn ngàn mét họ bảo không có cây nên không đền bù. Tôi không chịu, vì đất nhà tôi có đầy đủ giấy tờ hợp pháp, có cây cối trên đất, sao họ bảo là không?


Anh Trần Văn Thi giở đống giấy tờ chứng minh mảnh đất cha anh đã thừa kế lại

Đó chỉ là hai trong nhiều hộ gia đình ở TX Mường Lay mà tôi đề cập trong bài viết “Cần xem lại việc đền bù GPMB ở TX Mường Lay”. Sau khi báo đăng, một số hộ đã được tính toán lại số tiền đền bù còn nhiều hộ khác thì… hãy đợi đấy. Tuy nhiên, gần đây báo NNVN vẫn nhận được đơn đề nghị của nhiều hộ dân sau khi đã rời khỏi TX Mường Lay chuyển đến nơi ở mới thắc mắc về việc đền bù không thoả đáng. Hình ảnh những gương mặt sạm đen của những người dân miền cao Tây Bắc cứ ám ảnh tôi trong nhiều năm qua, họ đã tự nguyện rời khỏi mảnh đất cha ông để nhường chỗ cho công trình thuỷ điện quốc gia, một sự hy sinh vĩ đại của người dân. Vậy mà việc đền bù những tài sản của họ vẫn còn lắm ý kiến. Nhớ lại những ngày lên Mường Lay, cái thị xã miệt rừng nhỏ bé nay đã chìm xuống lòng hồ thuỷ điện Sơn La mà lòng tôi vẫn còn lay động.

"Tôi đặt tờ báo NNVN lên bàn thờ nhà tôi"

Thầy giáo Đào Thanh Quỳ, nguyên phó hiệu trưởng trường PTCS xã Văn Phú (Trấn Yên, Yên Bái) đã tố cáo bà hiệu trưởng gian lận hồ sơ để cháu bà là con của một vị lãnh đạo xã đủ điều kiện lên lớp. Việc làm của thầy Quỳ lẽ ra phải được tuyên dương vì một nền giáo dục lành mạnh. Ác thay, thầy Quỳ bị kiểm điểm với lý do: Động cơ không trong sáng, mất đoàn kết nội bộ…, cuối cùng thầy bị khai trừ khỏi Đảng, miễn nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng, thuyên chuyển sang trường khác. Quá oan ức, thầy đã viết hơn 200 đơn gửi tới nhiều cơ quan công quyền, cuối cùng chỉ là chuyện “con kiến kiện củ khoai”, đơn của thầy đều rơi vào im lặng, cuối cùng thầy làm đơn kêu cứu gửi báo NNVN, với nội dung: Các cấp kết luận sai, trù dập người tố cáo đúng đắn đến cùng. Được sự phân công của toà soạn, tôi đã mở cuộc điều tra tìm hiểu vấn đề này. Sau khi báo NNVN đăng bài “Giả mạo hồ sơ văn hoá ở trường PTCS Văn Phú những điều cần được làm sáng tỏ”, đã giúp cho thầy Quỳ có đủ nghị lực đòi công lý. Thầy gửi đơn lên UBKT Trung ương, đèn trời rồi cũng soi sáng tới việc làm của thầy, thầy được phục hồi Đảng tịch, trở lại sinh hoạt Đảng mà thầy đã tuyên thệ suốt đời trung thành với lý tưởng cộng sản.

Gặp lại tôi sau ngày được phục hồi Đảng tịch, thầy nghẹn lòng: Báo NNVN đã giúp tôi đòi lại danh dự của mình. Tôi đã đặt tờ báo lên bàn thờ thề với tổ tiên và cha mẹ tôi rằng: Những việc làm của con sẽ không làm hổ danh cha mẹ, xin cha mẹ hãy chứng giám cho lời của con cũng như bài báo này đã giúp con tìm được sự thật…

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm