| Hotline: 0983.970.780

Bi kịch Đại học ngoài công lập

Thứ Năm 25/08/2011 , 09:40 (GMT+7)

Chưa năm nào vấn đề tuyển sinh đầu vào của các trường ĐH ngoài công lập lại trở nên nóng bỏng và khó khăn như năm nay...

Hôm nay (25/8), ngày nộp hồ sơ xét tuyển NV2 vào các trường ĐH còn thiếu chỉ tiêu chính thức bắt đầu. Chưa năm nào vấn đề tuyển sinh đầu vào của các trường ĐH ngoài công lập lại trở nên nóng bỏng và khó khăn như năm nay. Nhiều lãnh đạo các trường ĐH ngoài công lập còn bi quan đến mức cho rằng họ đang rơi vào một “bi kịch” sau khi thành lập và nếu tình trạng này còn tiếp diễn, các trường ĐH ngoài công lập sẽ phải đóng cửa. 

“CHÚNG TÔI ĐANG CHỜ VÀ… RUN LẮM”

Quang cảnh mùa tuyển sinh 2011
Vì cạn nguồn tuyển nên mấy năm trở lại đây, các trường ĐH ngoài công lập gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển đầu vào. Dù có xoay xở mọi cách, từ tuyên truyền quảng cáo đến “vận dụng”, “lạng lách” đủ các kẽ hở của luật nhưng cùng lắm các trường chỉ tuyển được 50% chỉ tiêu. Còn lại, để lấp đầy chỗ trống, các trường phải mở các hình thức đào tạo khác như liên thông, vừa học vừa làm, …

NGỒI TRÊN ĐỐNG LỬA

Biện pháp để các trường ĐH ngoài công lập chủ động tuyển sinh là tự tổ chức thi tuyển, không ngồi im trông chờ vào xét tuyển. Nhưng thực tế số thí sinh thi tuyển vào các trường này đạt được điểm sàn không phải là nhiều, nhiều trường còn đếm được trên đầu ngón tay.

Cụ thể: Mùa thi ĐH năm 2011, ĐH Đại Nam chỉ có 340 thí sinh đạt 10 điểm/3 môn trở lên (trong khi chỉ tiêu Bộ giao cho trường là 1.400). ĐH An Giang có 50 chỉ tiêu ngành sư phạm Toán nhưng chỉ có 20 thí sinh đạt điểm sàn của Bộ. Điển hình là ĐH Hà Hoa Tiên: Khối A chỉ có 1 thí sinh đạt 12,5 điểm, còn khối D chỉ có 1 thí sinh đạt 14 điểm và vài thí sinh đạt điểm sàn. So với chỉ tiêu 300 mà Bộ giao thì ngay trong đợt thi tuyển vừa rồi, ĐH Hà Hoa Tiên chỉ đạt được… 5%. Vì thế, tất yếu các trường ĐH ngoài công lập phải trông chờ vào xét tuyển. Ngặt một nỗi, nguồn xét tuyển NV2 và 3 dành cho các trường này gần như bị cạn kiệt.

Năm 2010, nhiều trường ĐH ngoài công lập tuyển sinh xong cả NV2 và 3, thậm chí còn được Bộ GD-ĐT cho phép kéo dài thời gian tuyển sinh thêm 15 ngày để thu hút học sinh, nhưng đại đa số các trường đều không thể tuyển đủ chỉ tiêu. Cụ thể: Cả mùa tuyển sinh năm 2010 kéo dài hàng tháng trời chỉ giúp trường ĐH Lương Thế Vinh tuyển được 40% chỉ tiêu hệ ĐH trong tổng số hơn 1.000 chỉ tiêu được Bộ giao. Trường ĐH Thành Tây dùng hết cách cũng chỉ tuyển được 50% chỉ tiêu, trong đó một số ngành như Nông lâm, Điện tử đã phải đóng cửa vì số tuyển không đủ một lớp.

Các trường khác như ĐH Đại Nam, ĐH Chu Văn An, ĐH Đông Á (Đà Nẵng), ĐH Quang Trung (TP Quy Nhơn)… cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi lượng thí sinh thi nhau đổ vào các trường công lập, còn các trường ngoài công lập có xoay sở, vận dụng và “lách” kiểu gì cũng không thể đạt đủ chỉ tiêu.

“Nổi bật” nhất phải kể đến ĐH Hà Hoa Tiên. Năm 2010, trường ĐH này chỉ tuyển được 25% chỉ tiêu bộ giao trong tổng số 600 chỉ tiêu hệ ĐH. Còn lại, trường phải xoay sở đủ kiểu, từ tuyển thêm hệ CĐ, Trung cấp, liên thông, hệ vừa học vừa làm. Thậm chí trường còn phải lên kế hoạch về vùng sâu vùng xa để giới thiệu, tuyên truyền, “kêu gọi” học sinh vào trường với nhiều ưu đãi để lấp đầy chỗ trống nhưng kết quả cũng không cải thiện là bao.

Cần lưu ý một điểm: Tình hình căng thẳng trên xảy ra vào năm 2010 – năm mà điểm thi ĐH cao hơn năm 2011 nhưng điểm sàn vẫn bằng năm 2011. Điều đó có nghĩa là: Số thí sinh dôi dư không được tuyển vì các trường công lập đã đủ chỉ tiêu sẽ có thể “chảy” về các trường ngoài công lập, khiến nguồn tuyển dồi dào hơn.

Xét trong bối cảnh năm 2011, khi mà cả “nội lực” lẫn “ngoại lực” đều rất yếu, lãnh đạo nhiều trường ĐH ngoài công lập có lý do chính đáng để mất ăn mất ngủ. Bởi năm nay điểm thi thí sinh thấp hơn năm 2010, số thí sinh đạt điểm sàn có khi chỉ đủ cho các trường công lập!

HY VỌNG MONG MANH

Thời gian tuyển NV2 và 3 của các trường ĐH ngoài công lập kéo dài 21 ngày (bắt đầu từ hôm nay, 25/8 và kết thúc vào ngày 15/9). Dù thời gian kéo dài là vậy nhưng ông Lê Công Huỳnh, Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Tây chỉ có thể nói: “Chúng tôi đang chờ thí sinh và run lắm, không biết lượng thí sinh đến nộp ít hay nhiều. Nếu cứ kéo dài tình trạng tuyển sinh chật vật thế này thì e là các trường ngoài công lập sớm muộn cũng phải rã đám”.

Trao đổi với NNVN, ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Hải Phòng không đưa ra những đánh giá, nhận định cụ thể về khả năng nộp hồ sơ NV 2 và 3 của thí sinh vào trường này. Ông chỉ cho rằng “hy vọng tuyển đủ là rất mong manh”. Năm 2010, khi mà nguồn tuyển phong phú hơn thì Trường ĐH Dân lập Hải Phòng cũng chỉ tuyển được 30%  thí sinh hệ ĐH. Còn lại, nhà trường phải xoay sở tuyển thêm 60% hệ CĐ.

ĐH Hà Hoa Tiên năm 2010 tuyển đến hết NV2 và 3 nhưng kết quả nhà trường chỉ có 40 thí sinh hệ ĐH, bằng 7% chỉ tiêu Bộ giao (chỉ tiêu Bộ giao cho trường là 600 thí sinh).

Ông Nguyễn Văn Duy, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Chu Văn An than thở: “Năm nay nguồn tuyển còn hạn chế hơn cả năm ngoái thì tình hình có lẽ còn bi đát hơn. Điểm chuẩn của trường bằng mức điểm sàn của Bộ nhưng năm nay có nhiều trường công lập cũng lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn, vì điểm thi nói chung là thấp. Như thế thì thí sinh chắc chắn không chọn trường ngoài công lập. Chúng tôi cũng chưa biết phải làm thế nào để giải quyết bài toán hóc búa này”.

Theo ông Duy, bên cạnh việc không tuyển được đủ chỉ tiêu từ NV2 và 3 thì các trường ngoài công lập còn phải đối mặt với nguy cơ các thí sinh đỗ NV1 vào trường có thể sẽ từ bỏ, không nhập học. “Vì có thể các em thi nhiều trường, có nhiều lựa chọn”, ông Duy giải thích.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm