| Hotline: 0983.970.780

Bị quy chụp gây hỏa hoạn: Cả nhà bị hành hung

Thứ Sáu 12/10/2012 , 14:15 (GMT+7)

Sau 1 ngày 2 đêm nhà cụ Võ Xuân Cường (1933) ở thôn Phú Mỹ 1, xã Phước Lộc (Tuy Phước-Bình Định) bị nhiều người dân trong làng bao vây, đập phá vì bị quy chụp gây hỏa hoạn trong vụ cháy xảy ra vào năm đầu năm 2010

 

Sau 1 ngày 2 đêm nhà cụ Võ Xuân Cường (1933) ở thôn Phú Mỹ 1, xã Phước Lộc (Tuy Phước-Bình Định) bị nhiều người dân trong làng bao vây, đập phá vì bị quy chụp gây hỏa hoạn trong vụ cháy xảy ra vào năm đầu năm 2010 tại địa phương này, bất chấp sự can thiệp của chính quyền địa phương. Sáng 12.10, ngành chức năng vào cuộc.

Sau mấy ngày thức trắng vì không dám ngủ do căn nhà bị nhiều người dân địa phương bủa vây đập phá, lúc kể lại chuyện, gương mặt cụ Võ Xuân Cường còn đầy vẻ hoảng hốt. Cụ Cường kể: “Lúc 18 giờ chiều ngày 10.10, có 1 số người gồm các bà: Trần Thị Vân (còn có tên là bà Dư ngựa hoang), Phạm thị Minh Châu, Phạm thị Thu Tâm, bà Mai (vợ ông Võ Thành Nhơn) và ông Bùi Sĩ Lập (con của bà Trần Thị Vân) cùng nhiều người khác đi theo tập trung trước nhà tui vừa chửi mắng, vừa dùng cây đập phá toàn bộ cây cảnh tui trồng lâu năm để trong sân. Cũng may khi ấy gia đình tui kịp đóng cửa chứ nếu để họ lọt vào nhà không biết sự thể bây giờ đã xảy ra như thế nào”.

Cụ Võ Xuân Cường thảng thốt kể lại vụ việc với PV

Theo lời kể của cụ Cường, sau khi vụ việc xảy ra, gia đình cụ Cường cấp báo cho cảnh sát 113 đến can thiệp, giải vây. Thế nhưng sau khi lực lượng cảnh sát về, những đương sự nói trên tiếp tục bao vây, và chuyện đập phá nhà của cụ Cường kéo dài suốt đêm 10.10 đến 5 giờ sáng ngày 11.10. “Họ mang cả mền chiếu đến nằm trước nhà tui, liên tục chửi mắng và dùng đá ném vào nhà bể cả những cánh cửa”, cụ Cường nói. Trong suốt ngày 11.10, mặc dù ngôi nhà thoát được cảnh bao vây, đập phá, nhưng nhưng đối tượng trên vẫn thường xuyên đi qua lại trước nhà buông ra những lời hăm dọa rất dữ dằn.

Đến chiều ngày 11.10, những đối tượng nói trên tiếp tục ném đá vào nhà cụ Cường và hành vi đập phá tiếp tục diễn ra càng dữ dội hơn cho đến 22 giờ cùng ngày mới dứt. Chị Nguyễn Thị Lan, con dâu của cụ Võ Xuân Cường than thở trong tiếng nấc nghẹn: “Gia đình tui có 8 người trong suốt mấy ngày qua không dám bước ra khỏi nhà, thậm chí kể cả đi chợ mua đồ ăn vì những người kia luôn miệng hăm giết cả nhà tui. Thậm chí cả 3 đứa con của tui đang đi học cũng phải đành bỏ học”. Theo cho biết của gia đình cụ Cường, lý do để những đối tượng kia bao vây hành hung là vì họ quy chụp con dâu của gia đình cụ (chị Nguyễn Thị Lan) gây ra hỏa hoạn trong vụ cháy xảy ra vào lúc 2 giờ sáng ngày 02.01.2010 thiêu rụi 6 ngôi nhà tại thôn Phú Mỹ 1 (xã Phước Lộc), gây thiệt hại hơn 788,7 triệu đồng.

Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường bị gây hại

Ngay sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra, cơ quan điều tra Công an huyện Tuy Phước phối hợp với Phòng kỹ thuật hình sự và Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Bình Định tổ chức khám nghiệm hiện trường, thu thập các chứng cứ để xác định nguồn nhiệt gây ra vụ cháy nói trên. Theo kết luận thì “Nguồn nhiệt gây cháy có khả năng do than củi từ bếp lò nướng bánh tráng (bánh đa) đổ trên sàn gỗ trong phòng phía sau của nhà bà Phạm Thị Mai-con dâu của cụ Cường- (loại trừ nguyên nhân do chập điện, tự cháy, nguyên nhân do sự tác động của con người...) là phù hợp với hiện trường vụ cháy”. Tại kết luận giám định số 1100/C54 (P4) ngày 10.5.2011 của Viện khoa học hình sự-Bộ Công an, thì: “Mẫu tro than ghi thu tại vị trí nền đất tương ứng với vị trí nền nhà bằng ván gỗ là nơi phát hiện cháy đầu tiên gửi đến giám định không tìm thấy thành phần xăng, dầu, cồn và không phá hiện có hóa chất lạ có khả năng gây cháy trong mẫu vật”.

Liền sau vụ cháy, chủ nhân của những căn nhà bị cháy đệ đơn khởi kiện gia đình cụ Cường với lý do là nguyên nhân gây cháy. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 32/2011/HSST (ngày 18.8.2011) của TAND huyện Tuy Phước đã tuyên án: Bị cáo Nguyễn Thị Lan (con dâu cụ Cường) 1 năm tù và phải bồi thường cho những người bị hại hơn 788,7 triệu đồng, 61 chỉ vàng 24K và 21 chỉ vàng 18K vì tội “Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản”. Tuy nhiên, những người bị hại không bằng lòng, tiếp tục kháng cáo đòi gia đình cụ Cường bồi thường đến trên 2 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX cấp phúc thẩm nhận thấy tại kết luận “Nguồn nhiệt gây cháy” số 45/BKL-PC 23 (ngày 12/01.2010) của Phòng PC 23 (CA tỉnh Bình Định) chưa thể khẳng định xuất phát từ nhà bà Mai vì còn nhiều nguyên nhân “loại trừ” chưa được kiểm chứng; và vì việc điều tra, truy tố, xét xử của cấp sơ thẩm còn nhiều thiếu sót, không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không bổ sung được; để đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội; tại bản án số 44/2012/HSPT (ngày 23.12.2012), HĐXX phiên tòa phúc thẩm quyết định “Hủy bản án hình sự sơ thẩm số 32/2011/HSST (ngày 18.8.2011) của TAND huyện Tuy Phước để điều tra lại theo thủ tục chung.

Sự việc đã được các cấp ngành chức năng xử lý rõ ràng là vậy, thế nhưng những hộ dân bị cháy nhà trong vụ hỏa hoạn nói trên cứ khăng khăng đổ tội cho gia đình nhà cụ Cường gây cháy, dẫn tới hành vi manh động bao vây căn nhà của cụ Cường như đã kể trên. Sáng 12.10, các cấp ngành chức năng có mặt tại nhà cụ Cường để khống chế hành vi manh động và tính toán thiệt hại do những đối tượng gây ra để có cơ sở định giá bồi thường. “Sau khi khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai nhân chứng, chúng tôi sẽ củng cố hồ sơ tiếp tục điều tra làm rõ”, Đại úy Phan Quốc Việt, Đội phó Đội Điều tra Công an huyện Tuy Phước.

 

 

  

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm