| Hotline: 0983.970.780

Bí xanh thơm bí đầu ra

Thứ Ba 13/09/2022 , 09:35 (GMT+7)

BẮC KẠN Dù đã thu hoạch xong cách đây 2 tháng, nhưng đến nay, quả bí xanh thơm tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn tiêu thụ rất khó khăn, lượng bí xanh thơm còn tồn lớn.

Năm 2022, huyện Ba Bể trồng được khoảng 185ha bí xanh thơm, sản lượng đạt khoảng 5.000 tấn. Trong đó, xã Địa Linh trồng được trên 80ha bí xanh thơm và là địa phương có diện tích trồng bí xanh thơm lớn nhất của huyện Ba Bể. Đối với những diện tích trồng sớm, hiện nay, bà con nông dân đã thu hoạch quả bán cho thương lái. Thời điểm đầu vụ, giá bí xanh thơm khá cao, trung bình từ 15.000 - 20.000đ/kg. Nhưng đến nay, cơ bản các hộ dân trung bình còn tồn khoảng 1/3 số bí đã thu hoạch.

Vụ sản xuất năm nay, gia đình bà Hà Thị Yến, thôn Tát Dài, xã Địa Linh thu được khoảng 5 tấn bí xanh thơm, nhưng đến nay mới bán được 2 tấn. Do đã thu hái từ lâu, không được bảo quản tốt nên một số quả bí đã có dấu hiệu bị thối.

Số lượng bí xanh thơm chưa bán được còn khá lớn cần được kết nối với các nhà phân phối để tiêu thụ

Lượng bí xanh thơm chưa tiêu thụ và được người dân bảo quản tại nhà hiện còn rất lớn. Ảnh: Ngọc Tú.

Bà Yến cho biết: Năm nay năng suất thấp hơn năm ngoái nhưng tư thương đến mua ít, chỉ bán lẻ cho khách đi đường hoặc bán ở chợ phiên nên quả bí xanh còn tồn nhiều.

Hiện nay, chỉ một phần nhỏ diện tích trồng bí được các hợp tác xã cam kết thu mua, còn lại đều phụ thuộc vào tư thương. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc tiêu thụ gặp khó khăn.

Ông Dương Văn Cừ, Chủ tịch UBND xã Địa Linh cho rằng, việc phát triển cây bí xanh thơm là phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, do đầu ra chưa đảm bảo nên việc tiếp tục quy hoạch mở rộng diện tích cần xem xét thấu đáo để đảm bảo cung cầu.

Từ những năm 2017 trở lại đây, cây bí xanh thơm đã góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho một số xã của huyện Ba Bể và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Tuy nhiên, đầu ra cho sản phẩm bí xanh thơm chưa ổn định, chỉ một phần diện tích trồng bí được các đơn vị doanh nghiệp, hợp tác xã ký kết bao tiêu sản phẩm, còn lại bà con vẫn đang bán tự do cho tư thương đến thu mua tại địa phương.

1 (5)

Năm 2022, toàn huyện Ba Bể trồng khoảng 185ha bí xanh thơm, sản lượng đạt khoảng 5.000 tấn. Ảnh: Ngọc Tú.

Do huyện Ba Bể chưa có nhà máy chế biến các sản phẩm từ bí xanh thơm, nên lãnh đạo địa phương  đã đưa ra nhiều giải pháp tiêu thụ. Các chương trình tổ chức quảng bá, kết nối người trồng với các nhà phân phối, các hệ thống siêu thị lớn được thực hiện. Tuy nhiên, chưa có nhiều hợp đồng tiêu thụ được ký kết, sản lượng tồn đọng vẫn còn cao.

Ông Trung Ngọc Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Bể cho biết, để giúp bà con tiêu thụ bí xanh thơm thuận lợi, huyện Ba Bể đã tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại bí xanh thơm. Trong đó có phối hợp tổ chức sự kiện xúc tiến tiêu thụ bí xanh thơm và các sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm tỉnh Bắc Kạn năm 2022, đưa hoạt động trải nghiệm vùng sản xuất bí xanh thơm thôn Bản Váng, xã Địa Linh để quảng bá hình ảnh của địa phương. Huyện cũng tạo điều kiện kết nối các hợp tác xã, doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con.

Bí xanh thơm là cây trồng đặc sản bản địa của huyện Ba Bể, sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó có 3ha đã được cấp chứng nhận VietGAP, 2ha được cấp chứng nhận hữu cơ PGS.

Những năm gần đây, diện tích trồng bí xanh thơm tại huyện Ba Bể tăng theo từng năm, nếu như năm 2021 có khoảng 120ha thì năm nay tăng thêm gần 60ha. Huyện Ba Bể phấn đấu đến năm 2025, diện tích trồng cây bí xanh thơm sẽ mở rộng trên 200ha.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất