| Hotline: 0983.970.780

Biến sa mạc thành trang trại ở UAE

Thứ Sáu 25/05/2018 , 11:05 (GMT+7)

Một trong số những trang trại hiện nay ở Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), có điều kiện canh tác khắc nghiệt nhất thế giới khi nhiệt độ thường xuyên lên tới mức 50 độ C.

Đó là các trang trại của Faisal Mohammed Al Shimmari, nằm tại Al Ain, một ốc đảo thuộc sa mạc ở UAE. “Mọi thứ khá đắt đỏ vì chúng tôi phải mua nước để tưới thường xuyên cho cây trồng”, Faisal Al Shimmari, nói với BBC.

17-22-15_1
Faisal Al Shimmari muốn hiện thực hóa giấc mơ “vườn Địa đàng” giữa sa mạc

Nông dân trong các trang trại này phải dùng xe bồn chở nước tưới cây. Mặt khác, cây trồng ở đây tiêu tốn lượng nước gấp ba lần so với khi được trồng ở điều kiện thông thường.

Sa mạc quá nhiều là nguyên nhân chủ yếu dẫn đén việc UAE phải nhập khẩu 80% lương thực mỗi năm.

Tuy nhiên, cách làm của Faisal Al Shimmari có thể là tương lai của ngành nông nghiệp thế giới. Nạn hạn hán gia tăng, phá rừng và các biện pháp thâm canh kiểu “vắt kiệt”, mỗi năm khiến đất canh tác trên thế giới mất đi khá lớn, tương đương đương diện tích nửa nước Anh.

Theo tính toán của Liên Hợp Quốc, vào năm 2030, khoảng 135 triệu người trên thế giới có thể mất nhà cửa, nơi sinh sống biến thành sa mạc.

Những nhân tố này làm dấy lên thách thức về việc canh tác trong điều kiện khắc nghiệt. Giải pháp có thể sẽ đến từ sáng kiến của một nhà khoa học, đang muốn làm sa mạc “xanh” lại.
 

Khoáng đất sét

Nhà khoa học Na Uy Kristian Morten Olesen, cho biết ông đã tham gia tổ chức Khoáng sét lỏng (LNC) từ năm 2005, với việc nghiên cứu trộn nano đất sét với nước, sau đó cho liên kết với cát. Phương pháp này giúp biến cát sa mạc thành môi trường có thể trồng trọt, canh tác.

“Chúng tôi có thể thay đổi tính chất vật lý của cát, khiến chúng có thể giữ được nước khi liên kết với các hạt nano đất sét”, Kristian cho biết.

Nhà khoa học này khẳng định các hạt nano đất sét phối trộn với cát “không phải là tác động bằng tác nhân hóa học”. Ông cũng tuyên bố có thể thay đổi bất cứ bãi cát nào thành đất canh tác nông nghiệp năng suất cao trong vòng 7 tiếng.

17-22-15_2
Cây đậu bắp mọc trên sa mạc nhờ phương pháp khoáng sét

Con trai của Kristian là Ole Morten Olesen, cũng làm việc trong công ty Desert Control (Khống chế Sa mạc), cho biết: “Chúng tôi chỉ trộn các hạt đất sét tự nhiên với nước, đưa nó vào cát, tạo ra một lớp đất canh tác tốt dày khoảng nửa mét. Nó sẽ biến mảnh đất cát đó thành khu vực canh tác màu mỡ”.

Lý thuyết này được cho là có cơ sở, bởi cát tự nhiên vốn rời rạc, chúng không có hoặc chỉ có khả năng giữ nước rất thấp.

“NanoClay (Khoáng sét) giúp các hạt cát kết dính với nhau, tăng khả năng trữ nước, đồng nghĩa với việc phù hợp cho nông dân trồng trọt”, Kristian nói.
 

Thử nghiệm

Tại nông trại của Faisal Al Shimmari, sáng kiến của nhà khoa học Na Uy đang được thử nghiệm từ tháng 12 năm ngoái. Hai mảnh đất giống nhau được chọn để trồng cà chua, cà tím và đầu bắp. Một trong hai mảnh sử dụng khoáng sét, mảnh còn lại không áp dụng biện pháp này.

“Tôi rất ấn tượng với sự thành công của khoáng sét. Nó chỉ cần lượng nước bằng một nửa trước kia, nghĩa là tôi có thể tăng gấp đôi diện tích cây xanh trên sa mạc”, Faisal nói.

Faisal cho biết mảnh đất không dùng khoáng sét tiêu tốn tới 137 m3 nước, trong khi mảnh có khoáng sét chỉ tốn 81 m3.

“Tôi có thể nhân rộng gấp đôi diện tích trang trại với cùng lượng nước tiêu tốn trước kia”, Faisal nói, mặt có vẻ mừng rỡ.

Theo tính toán của Faisal, chi phí đầu tư cho mỗi hecta trồng trọt trên sa mạc vào khoảng 1.800 đến 9.500 USD, phụ thuộc vào từng loại cây trồng. Đây chính là lý do nông sản từ sa mạc trở nên đắt đỏ, thách thức với nông dân.

Mặt khác, sau 4-5 năm canh tác liên tục, khoảng 15 đến 20% diện tích đất cần được “nghỉ ngơi, phục hồi” cho tới lần canh tác tiếp. Nếu không, đất sẽ chóng bạc màu và tốn nhiều tiền của, công sức để phục hồi.

17-22-15_3
Kristian Morten Olesen bên mảnh đất canh tác trên sa mạc

Kristian cho biết ông và các cộng sự đang nỗ lực giảm giá thành để phương pháp khoáng sét trộn cát sa mạc sớm trở nên phổ biến với nông dân UAE.
 

Nước hóa thạch

Trong khi khoáng sét có thể là giải pháp của tương lai, các nước Trung Đông đối diện nguy cơ hằng ngày, tác động trực tiếp tới từng người: Không có nước.

Từ thế kỷ trước, các nhà khoa học đã tìm cách dò tìm, khai thác nước ngầm sau hàng km dưới bề mặt sa mạc. Người ta còn gọi đó là nước hóa thạch, tồn tại từ hàng nghìn năm trước.

Nước hóa thạch xuất hiện do mưa lắng đọng trong lòng đất, có thể tại các địa tầng trũng trong những lớp đá trầm tích.

Tháng 10 năm ngoái, tờ De Spigel đưa tin giới khoa học Đức và một công ty bản địa của Arab Saudi phát hiện nguồn nước ngầm 25.000 năm tuổi tại một địa điểm khô hạn cách thủ đô Riyadh 100 km. Họ tìm thấy nước khi đào sâu dưới mặt đất 17m, dưới cái nóng 50 độ C. Điều này cũng được cho là một biện pháp xanh hóa sa mạc trong tương lai.

Giải pháp khác đang được nghiên cứu, phát triển là khí canh, tức phun sương cho hệ rễ cây. Tuy nhiên, điều này mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm ở Mỹ.

Box: Liên Hợp Quốc dự đoán đến năm 2025, khoảng hơn 65% dân số thế giới sẽ phải đối mặt tình trạng khan hiếm nước. Nước sạch chỉ chiếm 3% nguồn nước của Trái đất với khoảng 75% được lưu trữ trong các sông băng.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm