| Hotline: 0983.970.780

Bình chọn 10 sự kiện thế giới nổi bật 2011

Thứ Hai 26/12/2011 , 14:28 (GMT+7)

Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả 10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2011...

Người biểu tình Ai Cập tại quảng trường Tahrir ở Cairo ngày 30/1

Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả 10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2011.

1. Biến động chính trị-xã hội ở Bắc Phi-Trung Đông: Làn sóng biểu tình và nổi dậy của đông đảo dân chúng dẫn đến sự sụp đổ hoặc phải chấp nhận chuyển giao quyền lực của nhiều chính thể tại khu vực này như Tunisia, Ai Cập và Yemen.

Đặc biệt, từ ngày 19/3 đến 31/10, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) triển khai chiến dịch không kích Libya, giúp Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp Libya lật đổ chế độ và giết hại nhà lãnh đạo Moammer Gaddafi.

2. Khủng hoảng nợ công đe dọa sự tồn tại của đồng tiền chung châu Âu: Nhiều nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu đã rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công khó vãn hồi. Cuộc khủng hoảng này đang đe dọa sự tồn tại của đồng tiền chung châu Âu, khiến cho chính trường nhiều nước châu Âu chao đảo và tác động tiêu cực đến quá trình hồi phục của kinh tế toàn cầu.

3. Thảm họa kép động đất-sóng thần tại Nhật Bản: Ngày 11/3, thế giới bị chấn động bởi thảm họa kép động đất-sóng thần tại vùng bờ biển Đông Bắc Nhật Bản, làm gần 30.000 người chết và mất tích, gây rò rỉ phóng xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

4. ASEAN và Trung Quốc nhất trí thực hiện đầy đủ DOC: Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN-19) tại Bali (Indonesia) từ ngày 17 đến 19/11, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được nhất trí tiếp tục thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), nhằm giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

5. Trùm khủng bố Bin Laden bị tiêu diệt: Sau nhiều năm lẩn trốn, ngày 1/5, trùm khủng bố Osama Bin Laden, thủ lĩnh mạng lưới al-Qaeda, chủ mưu vụ tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001, bị lực lượng đặc nhiệm Mỹ đột kích, tiêu diệt tại Pakistan. Vụ tấn công này gây rạn nứt trong quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Pakistan.

6. Phong trào “Chiếm Phố Wall” lan rộng: Một phong trào biểu tình lớn mang tên “Chiếm Phố Wall” bắt đầu từ New York, ngày 19/3, lan rộng trên toàn nước Mỹ và 951 thành phố tại 82 quốc gia ở tất cả các châu lục. Phong trào phản ánh sự bất bình sâu sắc của người dân trước những bất công trong phân chia của cải xã hội.

7. Thế giới cán mốc 7 tỷ người: Ngày 31/10, Trái Đất đã trở thành ngôi nhà chung của 7 tỷ người. Dân số quá đông đặt ra những thách thức về môi trường, đói nghèo và bất ổn chính trị trên toàn cầu.

8. Cuba cập nhật mô hình kinh tế: Đại hội Đảng Cộng sản Cuba lần thứ VI (tháng 4/2011) mở ra một giai đoạn mới trong sự nghiệp cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở quốc đảo Caribe này với việc thông qua chính sách “cập nhật mô hình nền kinh tế,” huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.

9. Mỹ kết thúc cuộc chiến tranh tại Iraq: Ngày 14/12, Tổng thống Barack Obama chính thức tuyên bố kết thúc cuộc chiến kéo dài gần 9 năm của Mỹ tại Iraq. Đây là một chiến dịch quân sự mà nước Mỹ phải trả giá đắt với gần 4.500 binh sỹ Mỹ chết, hơn 30.000 binh sỹ bị thương và tiêu tốn gần 800 tỷ USD.

Cuộc chiến này cũng làm 100.000 dân thường Iraq chết, hơn 1,7 triệu người mất nhà cửa và biến quốc gia giàu dầu mỏ thành một vùng đất chìm trong bạo lực, khủng bố và sự tàn phá.

10. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il qua đời: Nhà lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong-il đột ngột qua đời ngày 17/12, thọ 69 tuổi. Ban lãnh đạo Triều Tiên kêu gọi nhân dân tiếp tục vững bước dưới sự lãnh đạo của Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên, Đại tướng Kim Jong-un.

Lãnh đạo nhiều nước trên thế giới gửi điện chia buồn và bày tỏ hy vọng tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên được tiếp tục.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm