| Hotline: 0983.970.780

Bình Định làm tốt công tác phục hồi, tái thiết sau thiên tai

Chủ Nhật 28/11/2021 , 12:28 (GMT+7)

Bình Định là tỉnh nằm trong khu vực miền Trung thường bị thiệt hai nặng do thiên tai gây ra, do đó công tác phục hồi, tái thiết rất được quan tâm.

Dồn lực cho nhân dân

Theo thống kê của UBND tỉnh Bình Định, trong 5 năm gần đây (từ năm 2015-2019), bão lũ xảy ra trên địa bàn đã làm 94 người chết, 55 người bị thương; 1.219 ngôi nhà bị sập, 2.578 nhà bị hư hỏng; 58 tàu thuyền bị chìm.

Cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi, cấp nước sạch, trạm y tế, trường học bị phá hủy nặng nề. Thiệt hại vật chất khoảng 4.500 tỷ đồng. Với thiệt hại này, phải 10 năm sau Bình Định mới có thể khôi phục lại nền sản xuất và cơ sở hạ tầng như ban đầu.

Thực tế những năm qua cho thấy, ngay sau khi kết thúc các đợt thiên tai, lãnh đạo tỉnh Bình Định lập tức chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, đánh giá thiệt hại, xác định ưu tiên và khẩn trương xây dựng kế hoạch khôi phục và tái thiết.

Bên cạnh đó, Bình Định huy động nguồn lực tại địa phương, bao gồm ngân sách dự phòng, đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức và của người dân để tổ chức khôi phục sản xuất và tái thiết. Trường hợp nhu cầu vượt quá khả năng nguồn lực của địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin hỗ trợ.

Từ năm 2015 đến năm 2019 trên địa bàn Bình Định bão lũ đã làm 1.219 nhà dân bị sập, 2.578 nhà bị hư hỏng. Ảnh: V.Đ.T

Từ năm 2015 đến năm 2019 trên địa bàn Bình Định bão lũ đã làm 1.219 nhà dân bị sập, 2.578 nhà bị hư hỏng. Ảnh: V.Đ.T

Sau mỗi đợt thiên tai, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định vào cuộc quyết liệt chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn phải bắt tay ngay vào công tác phục hồi, tái thiết nhằm sớm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân.

Theo đó, các Sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả thiên tai; đặc biệt có sự tham gia của lực lượng vũ trang, Đoàn Thanh niên trong công tác khắc phục sạt lở đê điều, giao thông, kênh mương; cất nhà tạm cho dân, cấp phát hàng cứu trợ, sớm ổn định cuộc sống người dân. Các đơn vị được phân công cụ thể để thực hiện những nhiệm vụ theo chức năng, trong đó tham gia chính là Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bình Định thành lập bộ phận tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ, vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia. Tiền, hàng cứu trợ được cấp phát đến người dân kịp thời, đúng đối tượng và công bằng.

Mặc dù trong những năm gần đây Bình Định “gánh” nhiều đợt bão và mưa lũ lớn, nhưng với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các tổ chức và cá nhân, sau thiên tai người dân Bình Định không phải đối mặt với nạn đói, dịch bệnh, sớm ổn định đời sống và sản xuất.

Tái thiết sau thiên tai từ các nguồn nội, ngoại lực

Trong công tác phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai, Bình Định sử dụng các nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, nguồn ODA, nguồn viện trợ của nước ngoài để khắc phục hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Nguồn hỗ trợ từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được hỗ trợ trực tiếp đến người dân trong việc xây dựng lại nhà ở, hỗ trợ thực phẩm, hàng tiêu dùng. Nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã bố trí kinh phí dự phòng cho công tác PCTT&TKCN để mua sắm vật tư, phương tiện phục vụ hoạt động ứng phó trong thiên tai. Ngân sách các Sở, ngành, đơn vị sử dụng trang bị những điều kiện thiết yếu phục vụ công tác PCTT&TKCN, khắc phục sự cố theo phương châm “4 tại chỗ”.

Cơn bão số 5 xảy ra vào cuối tháng 10/2019 đã đánh sập 1 đoạn kè chắn sóng tại xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) uy hiếp hàng trăm hộ dân. Ảnh: V.Đ.T

Cơn bão số 5 xảy ra vào cuối tháng 10/2019 đã đánh sập 1 đoạn kè chắn sóng tại xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) uy hiếp hàng trăm hộ dân. Ảnh: V.Đ.T

Trong 5 năm qua, Bình Định đã xây dựng 9 nhà tránh trú bão, lũ cộng đồng tại xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước); xã Nhơn An, Nhơn Hậu, Nhơn Phúc (thị xã An Nhơn); xã Nhơn Phú, Nhơn Bình (TP Quy Nhơn); 10 nhà sinh hoạt cộng đồng tại xã Phước Quang và thị trấn Diêu Trì (huyện Tuy Phước) và các xã Nhơn Phong, Nhơn Khánh, Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn); đồng thời hỗ trợ 740 hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão lụt.

Trong giai đoạn 2021-2025, theo kế hoạch, Bình Định tiếp tục hỗ trợ 500 hộ nghèo xây dựng, nâng cấp nhà ở theo chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở của Chính phủ. Hỗ trợ xây dựng 2 nhà cộng đồng tránh lũ tại thôn Tân Xuân, xã Ân Hảo Tây và thôn Vạn Hòa, xã Ân Hảo Đông (huyện Hoài Ân).

Cũng trong 5 năm qua, Bình Định đã ổn định dân cư thuộc các dự án tái định cư tập trung tại thị xã Hoài Nhơn, huyện An Lão, TP Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Phù Mỹ và huyện Hoài Ân. Trong 5 năm tới, theo kế hoạch, Bình Định tiếp tục bổ sung quy hoạch bố trí dân cư các vùng có nguy cơ thiên tai giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, xây dựng hoàn thành các khu tái định cư, ổn định dân cư:

Trong đó, có 1.079 hộ dân ở thị xã Hoài Nhơn, TP Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Phù Mỹ, huyện Phù Cát, huyện Hoài Ân, huyện An Lão trong vùng nguy hiểm được di dời đến nơi ở mới và bố trí xen ghép ổn định dân cư.

Bộ đội giúp người dân xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) khắc phục thiên tai. Ảnh: V.Đ.T

Bộ đội giúp người dân xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) khắc phục thiên tai. Ảnh: V.Đ.T

“Theo Kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025, Bình Định sẽ tiếp tục thực hiện dự án tái định cư cho 787 hộ dân của nhiều địa phương ở huyện Phù Cát, thị xã An Nhơn, huyện Vân Canh, huyện Hoài Ân và huyện Vĩnh Thạnh với kinh phí thực hiện hơn 244,3 tỷ đồng. Ngoài ra, Bình Định còn xây dựng nhiều trường PTTH kết hợp làm nơi tránh trú bão, lũ”, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.