| Hotline: 0983.970.780

Bình Định: Quyết liệt phòng chống dịch hại lúa

Thứ Năm 04/03/2010 , 10:30 (GMT+7)

UBND tỉnh Bình Định đã có Quyết định công bố dịch trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời báo cáo Bộ NN-PTNT và đề nghị xuất nguồn thuốc BVTV hỗ trợ tỉnh phòng chống dịch.

Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Định, từ ngày 6/3 đến 19/3 một đợt rầy nâu mới sẽ tiếp tục nở rộ gây hại lúa chân 3 vụ giai đoạn ngậm sữa-chắc xanh và lúa chân 2 vụ giai đoạn đòng trổ ở các địa phương trong tỉnh.

Trong đó, đáng chú ý nhất là các huyện Tuy Phước, Tây Sơn, An Nhơn, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Cát… Ngành chức năng khuyến cáo, nếu các địa phương không khẩn trương chỉ đạo phòng trừ rầy quyết liệt thì nguy cơ sẽ xảy ra cháy rầy trên diện rộng, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa ĐX.

Trước tình hình RN-RLT bùng phát, UBND tỉnh Bình Định đã có Quyết định công bố dịch trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời báo cáo Bộ NN-PTNT và đề nghị xuất nguồn thuốc BVTV dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh phòng chống dịch. UBND tỉnh cũng đã yêu cầu Sở NN-PTNT, UBND các huyện, thành phố thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch RN-RLT, tập trung chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng chống ngay khi phát hiện có rầy. Ngành Nông nghiệp tỉnh thành lập các tổ công tác đến các địa phương phối hợp cùng chính quyền địa phương hướng dẫn nông dân phòng chống dịch có hiệu quả.

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, đến thời điểm này, Bộ NN-PTNT đã xuất nguồn thuốc BVTV dự trữ quốc gia hỗ trợ cho tỉnh 40 tấn thuốc, trong đó gồm 30 tấn thuốc Bassa 50EC, 10 tấn thuốc Sutin 5EC. Ngành Nông nghiệp tỉnh đang tiến hành phân bổ nguồn thuốc cho các địa phương để chủ động dập dịch. Ngoài ra, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cũng đã huy động 190 bình bơm động cơ đưa về các địa phương giúp nông dân phun xịt, khống chế dịch RN-RLT…

Để diệt RN-RLT hiệu quả, bà con nông dân phải thực hiện quy tắc phun thuốc "4 đúng”. Bao gồm: đúng lúc, phun thuốc khi rầy ở 1-3 ngày tuổi (rầy cám), mật độ rầy 3-4 con/tép lúa; đúng cách, giữ nước trong ruộng từ 5-15 cm trước khi phun để đuổi rầy di chuyển lên phần trên cây lúa, phun thuốc sát mặt nước nơi rầy đeo bám chích hút; đúng thuốc theo khuyến cáo của ngành bảo vệ thực vật; đúng liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì thuốc. Đảm bảo lượng nước phun trên 32 lít/sào, phun ướt đều trên thân, gốc lúa và phun vào chiều mát hoặc sáng sớm. Sau khi phun 3-5 ngày, tiến hành kiểm tra ruộng, nếu thấy rầy còn sót lại (trứng rầy còn tiếp tục nở) phun lại lần 2.

Xem thêm
Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.