| Hotline: 0983.970.780

Bình Liêu vượt khó đi lên

Thứ Năm 15/01/2015 , 07:45 (GMT+7)

Bình Liêu là huyện dân tộc, miền núi, biên giới, là phên giậu phía Đông Bắc của Tổ quốc; dựa trên đặc điểm của địa phương, huyện Bình Liêu có 5 đặc điểm khác biệt so với các địa phương khác trong tỉnh Quảng Ninh.

Nằm trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, nhưng với những cách làm thiết thực, hiệu quả, năm 2014, huyện biên giới Bình Liêu đã đạt những kết quả đáng khích lệ, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu KT-XH năm 2015.

Thu ngân sách bằng 250% dự toán

Năm 2014 tình hình kinh tế đất nước và của tỉnh Quảng Ninh gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện đã đoàn kết, chủ động, nỗ lực khắc phục vượt qua mọi khó khăn, đã đạt được những kết quả cụ thể trên các lĩnh vực: xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng đạt 13,26%. Nhờ phát huy hiệu quả vai trò của Ban chỉ đạo điều hành ngân sách nhà nước và các Tổ điều hành thu, chi ngân sách nhà nước của huyện, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 156,53 tỷ đồng, bằng 250,5% dự toán và 237,8% so với năm 2013; trong đó, thu nội địa đạt 50 tỷ đồng, tăng 53,9% dự toán huyện giao và tăng 30,1% so với cùng kỳ.

Công tác an sinh xã hội, giảm nghèo, công tác dân tộc được thực hiện tốt. Nhờ đó, trong năm đã có 351 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 11,16%, vượt 1,34% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

Triển khai có hiệu quả Đề án 25 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tinh giản biên chế hành chính, huyện đã chủ động, sáng tạo trong việc triển khai thực hiện những nội dung trong Đề án, nhất là thí điểm thành công việc đưa học sinh lớp 5 ở những điểm trường lẻ ở những thôn, bản vùng sâu, vùng xa về điểm trường chính ở trung tâm các xã kết hợp với mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học; tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tổ chức các hoạt động dạy học tập trung, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục...

Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện được triển khai có hiệu quả. Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện được thành lập. Huyện cũng tích cực huy động các DN tham gia phong trào “Chung sức xây dựng NTM”.

Một trong những mục tiêu cụ thể đã được hiện thực hóa là phát triển nhiều thương hiệu thế mạnh, đặc sản của địa phương. Ngoài thương hiệu Miến dong Bình Liêu, huyện tiếp tục phát triển thương hiệu Dầu sở và Mật ong Bình Liêu.

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc trên địa bàn được chú trọng, kết hợp với phát huy tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, tuyến biên giới… để phát triển du lịch, tạo sản phẩm mới cho du lịch tỉnh Quảng Ninh và coi đây là khâu đột phá góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.

Đối ngoại để phát triển

Năm 2014 cũng là năm đánh dấu thành công trong công tác đối ngoại của huyện Bình Liêu đối với các địa phương của Trung Quốc nhằm phát triển kinh tế.

Huyện đã tổ chức thành công Lễ kết nghĩa thôn - bản hữu nghị biên giới giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong hoạt động ngoại giao nhân dân và hội nhập quốc tế góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển. An ninh - quốc phòng tiếp tục được giữ vững, đặc biệt là trên tuyến biên giới; an ninh vùng dân tộc, an ninh vùng nông thôn, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; không để xảy ra “điểm nóng” và tình huống bị động, bất ngờ.

Thời gian tới, huyện tiếp tục cùng với hai địa phương của Trung Quốc là huyện Ninh Minh (TP Sùng Tả) và khu Phòng Thành (TP cảng Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây) đàm phán, thúc đẩy dịch vụ biên mậu, từng bước nâng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều lên một tầm cao mới.

Những khác biệt của Bình Liêu

Bình Liêu là huyện dân tộc, miền núi, biên giới, là phên giậu phía Đông Bắc của Tổ quốc; dựa trên đặc điểm của địa phương, huyện Bình Liêu có 5 đặc điểm khác biệt so với các địa phương khác trong tỉnh Quảng Ninh, đó là:

- Huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất tỉnh (96%) và cũng thuộc nhóm huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất cả nước. Bình Liêu là một trong những huyện có điều kiện KT-XH khó khăn nhất tỉnh.

- Bình Liêu là huyện có đường biên giới trên đất liền dài nhất tỉnh (dài 42,999 km), giáp với 2 địa phương cùng cấp của Trung Quốc, với 6/8 đơn vị hành chính cấp xã có đường biên giới. Vì vậy, Bình Liêu là địa bàn trọng yếu về an ninh - quốc phòng.

- Bình Liêu là địa phương tương đối khép kín về mặt địa lý; nếu không tính tuyến đường hành lang biên giới chỉ có duy nhất tuyến Quốc lộ 18C. Điều đó gây khó khăn trong việc phát triển kinh tế - văn hóa, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về đảm bảo quốc phòng - an ninh.

- Cộng đồng các dân tộc trên địa bàn đã hình thành nên một bản sắc văn hóa đặc sắc lâu đời với nhiều giá trị văn hóa được lưu giữ, phát huy; cùng với điều kiện khí hậu mát mẻ, trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp là nguồn tài nguyên phong phú, điều kiện thuận lợi để huyện Bình Liêu phát triển du lịch mang bản sắc riêng.

- Bình Liêu là huyện duy nhất trong tỉnh Quảng Ninh không có cơ sở tôn giáo; nhân dân không theo một tôn giáo nào. Trên địa bàn huyện không có nhà thờ, chùa chiền hay các biểu tượng tôn giáo.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.