| Hotline: 0983.970.780

Bình Thuận ứng dụng công nghệ vào quản lý, vận hành công trình cấp nước

Thứ Ba 24/08/2021 , 19:15 (GMT+7)

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng quản lý, khai thác công trình cấp nước nông thôn, tỉnh Bình Thuận đã đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực này.

Quản lý từ xa bằng công nghệ số

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận hiện quản lý 38 công trình cấp nước (CTCN), với tổng công suất thiết kế 46.500 m3/ngày, cung cấp cho hơn 67.000 khách hàng đấu nối sử dụng nước, trên địa bàn 2 phường, 9 thị trấn và 51 xã trong tỉnh (ngoại trừ huyện Tuy Phong). Trong đó đáng chú ý trong số xã được Trung tâm cấp nước có 8 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), 22 thôn xen ghép ĐBDTTS và 3 xã hải đảo.

Hệ thống cấp nước Hàm Thuận Bắc của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận áp dụng công nghệ xử lý lắng lamella. Ảnh: Kim Sơ.

Hệ thống cấp nước Hàm Thuận Bắc của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận áp dụng công nghệ xử lý lắng lamella. Ảnh: Kim Sơ.

Theo Chi cục Thủy lợi Bình Thuận, đánh giá hầu hết các CTCN do Trung tâm quản lý đều phát huy hiệu quả đầu tư, đảm bảo cung cấp nước cho người dân sử dụng. Năm 2020, tỷ lệ thất thoát nước trong quá trình cấp nước ở mức dưới 19%.

Ông Trần Văn Liêm, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận, cho biết, để đạt kết quả trên, thời gian qua Trung tâm này đã đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý, vận hành công trình cấp nước.

Cụ thể, các CTCN được áp dụng công nghệ xử lý lắng lamella, lọc trọng lực, rửa lọc tự động...Cùng với đó áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 từ năm 2006 và triển khai nâng cấp từ phiên bản năm ISO 9001: 2008 lên phiên bản ISO 9001: 2015.

Bên cạnh đó, Trung tâm còn ứng dụng công nghệ thông tin bằng website phục vụ khách hàng sử dụng nước, website bộ chỉ số, website thông tin, thư viện điện tử, website văn phòng trực tuyến (office online), hệ thống SCADA (điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu) tại một số CTCN có quy mô lớn.

Ngoài ra, Trung tâm còn sử dụng phần mềm quản lý CTCN theo hệ thống thông tin địa lý trên nền Google Map, phần mềm theo dõi chất lượng nước, ghi chỉ số bằng smartphone, hoá đơn điện tử, triển khai ghi thu đồng thời…Trong đó, tự thiết kế và quản trị website nhằm cung cấp thông tin, các tiện ích phục vụ thuận lợi cho khách hàng sử dụng nước truy cập thông tin về lượng nước sử dụng, chất lượng nước cấp, trình tự, thủ tục đăng ký lắp đặt thủy kế mới hoặc thay đổi di dời thủy kế, thông báo lịch ngưng cấp nước...

Trung tâm thông qua sử dụng dịch vụ tổng đài nhắn tin SMS đến các khách hàng trong khu vực bị sự cố kỹ thuật phải ngưng cấp nước đột xuất hay đang triển khai thông báo tiền nước, thông tin hóa đơn... cho khách hàng qua kênh zalo official.

Chưa hết, Trung tâm còn xây dựng và kiểm tra chặt chẽ công tác vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh sinh hoạt và lắp đặt camera giám sát tình hình hoạt động tại hầu hết các CTCN liên tục 24/24 giờ trong ngày.

Trung tâm ứng dụng chương trình ghi thu đồng thời, in hóa đơn bằng máy post cầm tay. Ảnh: Kim Sơ.

Trung tâm ứng dụng chương trình ghi thu đồng thời, in hóa đơn bằng máy post cầm tay. Ảnh: Kim Sơ.

Tại các CTCN đều được trang bị các dụng cụ, thiết bị kiểm tra trực tiếp một số chỉ tiêu như: pH, độ đục và Clo dư. Nhân viên vận hành CTCN có trách nhiệm thực hiện công tác kiểm tra và báo cáo hàng ngày kết quả xử lý nước thông qua mạng nội bộ về Trung tâm theo quy định...

Giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Theo ông Liêm, với việc ứng dụng trên đã giúp Trung tâm giảm chi phí, tăng doanh thu, góp phần đưa đơn vị ngày càng phát triển. Điển hình như công tác ghi chỉ số nước và thu đồng thời tại các CTCN. Trước đây, nhân viên Trung tâm phải ghi chỉ số nước bằng tay, sau đó nhập vào phần mềm, rồi nhân viên tại trụ sở Trung tâm in hoá đơn và phát lại cho nhân viên tại CTCN để đi thu tiền nước. Điều này làm mất khoảng từ 10 đến 15 ngày mới hoàn thành.

Tuy nhiên hiện Trung tâm đã ứng dụng chương trình ghi thu đồng thời, tức là nhân viên sẽ chốt chỉ số và nhập vào chương trình. Sau đó sẽ in phiếu thu tiền nước bằng máy post cầm tay, chuyển cho khách hàng và thu tiền ngay nên giảm nhiều thời gian, chi phí đi lại.

Ngoài ra, việc điều hành các hoạt động của Trung tâm thông qua các chương trình phần mềm do tổ công nghệ thông tin tự thiết kế cũng mang lại hiệu quả cao. Không những thế, Trung tâm còn chuyển giao các phần mềm cho các đơn vị chuyên ngành nước các tỉnh khác cũng giúp đơn vị tăng thêm doanh thu.

Để nâng cao hiệu quả quản lý CTCN, trong thời gian đến, Trung tâm tiếp tục nghiên cứu áp dụng các công nghệ sản xuất, xử lý nước tiên tiến. Chẳng hạn chuyển dần sử dụng công nghệ khử trùng bằng nước Javel thay cho Clo khí để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn trong sản xuất, ...), đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống hoặc cao hơn và có thể đầu tư nâng cấp công suất cụm xử lý nước theo phương thức module để giảm chi phí sản xuất nước, tránh lãng phí, nâng cao hiệu quả.

Theo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận, thời gian qua phòng thử nghiệm chất lượng nước của Trung tâm đã được Văn phòng Công nhận chất lượng thuộc Bộ Khoa học Công nghệ chứng nhận VILAS 1104 phù hợp theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 đối với chỉ tiêu hóa lý. Tuy nhiên Trung tâm đang tiếp tục nâng cấp phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025 đối với chỉ tiêu vi sinh theo quy định.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm