| Hotline: 0983.970.780

Bình Thuận: Xóa nạn tàu cá đánh bắt bất hợp pháp

Thứ Ba 21/08/2018 , 14:50 (GMT+7)

Theo Chỉ thị 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), đến ngày 30/6/2018 các địa phương phải chấm dứt tình trạng trên, nhưng tính đến ngày 1/5/2018, tỉnh Bình Thuận đã “xóa” được vấn nạn này.

Tàu cá của ngư dân Bình Thuận (Ảnh: ĐT)

Điều này chứng tỏ Bình Thuận đã rất quyết liệt thực hiện Chỉ thị 45 của Chính phủ với nhiều giải pháp vừa cấp bách vừa căn cơ lâu dài.

Theo ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận, toàn tỉnh có khoảng 7.000 tàu cá, trong đó có khoảng 3.050 chiếc có công suất từ 90CV trở lên và có 1.300 chiếc đăng ký đánh bắt xa bờ, chiếm nhiều nhất là tàu cá của ngư dân đảo Phú Quý với 1.000 tàu.

Triển khai Chỉ thị 45 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành Chỉ thị 30 về những giải pháp cấp bách để ngăn chặn chấm dứt tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Theo đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã đề ra kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện; thành lập các tổ thanh tra, giám sát liên ngành để thực hiện Quyết định 78/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo ông Chiến, Bình Thuận đã làm rất quyết liệt đối với việc kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Những ngư dân vi phạm đánh bắt bất hợp pháp được tổ chức kiểm điểm tại địa phương trước đông đảo quần chúng, xử lý đưa ra khỏi danh sách hỗ trợ nhiên liệu đánh bắt xa bờ.

Đến thời điểm này Bình Thuận đã xử lý 28 trường hợp vi phạm, trong đó có 10 tàu vi phạm đánh bắt bất hợp pháp trên vùng biển nước ngoài, đưa ra khỏi danh sách khoản tiền hỗ trợ khoảng 2 tỷ đồng, đồng thời thu hồi giấy phép khai thác.

Sau khi có Chỉ thị 30 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đích thân Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận đã chủ trì cuộc họp trực tuyến, giao nhiệm vụ cho 14 cấp ủy, chính quyền từ tỉnh, huyện đến cơ sở phải chịu trách nhiệm nếu để tàu cá của ngư dân trong địa phương vi phạm.

Về cấp tỉnh có lãnh đạo Sở NN-PTNT và Chi cục Thủy sản, lãnh đạo Bộ đội Biên phòng tỉnh, lãnh đạo Công an tỉnh; cấp huyện, cấp xã là Bí thư và Chủ tịch UBND, Hội Nông dân và Hội Phụ nữ.

“Sau đó cả hệ thống chính trị của tỉnh Bình Thuận đã vào cuộc quyết liệt trong nỗ lực thực hiện các giải pháp cấp bách để khắc phục “thẻ vàng” của EU, đồng thời áp dụng các giải pháp căn cơ để ngăn chặn triệt để tàu cá đánh bắt bất hợp pháp. Nhờ đó, từ ngày 1/5 đến nay trên địa bàn tỉnh đã không xảy ra tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài”, ông Chiến cho biết.

Ông Nguyễn Văn Chiến, PGĐ Sở NN-PTNT Bình Thuận (Ảnh: ĐT)

Tuy đã đạt được kết quả ban đầu, nhưng Bình Thuận không chủ quan, không ngừng vận động cả hệ thống chính trị và các cơ quan chức năng tiếp tục quyết liệt thực hiện Chỉ thị 45 của Chính phủ, đặc biệt là Chỉ thị 30 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

“Trong Luật Thủy sản 2017 đã xác định các ngành nghề khai thác hải sản bất hợp pháp, phù hợp với khuyến nghị của Ủy ban châu Âu. Vì vậy, triển khai Luật Thủy sản 2017 đồng nghĩa triển khai chống đánh bắt bất hợp pháp. Để được đồng bộ cả về chống đánh bắt bất hợp pháp và triển khai Luật Thủy sản, các cơ quan chức năng của Trung ương sớm hoàn thiện các văn bản pháp luật, cụ thể hóa Luật Thủy sản 2017 để triển khai vào thực tiễn để thực hành luật và ngày 1/1/2019”, ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận đề nghị.

“Bộ NN-PTNT đang nỗ lực vận hành, lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành liên quan và các địa phương để xây dựng các văn bản hướng dẫn, các văn bản này sẽ có hiệu lực theo thời hạn của Luật Thủy sản 2017.

Bộ cũng đang chỉ đạo quyết liệt cho Tổng cục Thủy sản trình Bộ để Bộ trình Chính phủ sớm triển khai hệ thống thông tin giai đoạn 2. Dù nguồn vốn trung hạn 2016 - 2012 của Trung ương không còn, nhưng vì tính cấp bách khắc phục “thẻ vàng” EU và triển khai Luật Thủy sản nên Bộ NN-PTNT đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng có nguồn vốn bổ sung để triển khai”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám.

 

Xem thêm
Xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia, chè Việt Nam vẫn cần lưu ý điều gì?

Nhìn chung các thị trường đều yêu cầu ngày càng cao đối với an toàn thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc, theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Yến Sào Khánh Hòa lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia

Công ty Yến Sào Khánh Hòa vinh dự lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia và là doanh nghiệp duy nhất của Khánh Hòa đạt được kết quả này trong năm 2024.

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...