| Hotline: 0983.970.780

Bình tĩnh, rồi mọi việc sẽ qua!

Thứ Bảy 07/03/2020 , 11:21 (GMT+7)

Đêm qua và sáng nay (7/3), bên cạnh ít ỏi những dòng trạng thái động viên, kêu gọi người dân bình tĩnh, thì đa phần là tâm lý hoang mang, đổ lỗi và bi quan.

Thông tin từ Bộ Y tế, vào 21 giờ 30 ngày 6/3/2020, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã thông báo kết quả xét nghiệm dương tính Covid-19 đối với bệnh nhân N.H.N (26 tuổi, tạm trú tại phố Trúc Bạch) sau khi đi thăm chị gái tại Anh và cùng chị gái qua Italy, Pháp du lịch và trở về Hà Nội  ngày 2/3/2020. Đây là ca nhiễm thứ 17 được xác định tại Việt Nam và là ca nhiễm đầu tiên tại Hà Nội.

Người dân Hà Nội đổ xô đi mua thực phẩm khiến nguồn cung ở một số nơi tạm thời rơi vào tình trạng khan hiếm. Hình ảnh ở siêu thị Metro Tam Trinh (Hà Nội) sáng 7/3. Ảnh: Tùng Đinh.

Người dân Hà Nội đổ xô đi mua thực phẩm khiến nguồn cung ở một số nơi tạm thời rơi vào tình trạng khan hiếm. Hình ảnh ở siêu thị Metro Tam Trinh (Hà Nội) sáng 7/3. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngay lập, tức, kể cả trong đêm, người Hà Nội đồng loạt đổ xô đi mua lương thực, thực phẩm tích trữ. Bên cạnh nỗi lo thiếu lương thực, thực phẩm, đi mua hàng về dự trữ của một số người thì phần còn lại là do tâm lý đám đông.

Hình ảnh và clip mà nhóm PV Báo NNVN ghi tại các siêu thị, trung tâm thương mại tại Hà Nội cho thấy rõ điều đó.

Cũng trên mạng xã hội, đêm qua và sáng nay, bên cạnh ít ỏi những dòng trạng thái động viên, kêu gọi người dân bình tĩnh, thì đa phần là tâm lý hoang mang, đổ lỗi và bi quan.

Tôi chợt nhớ lại thời điểm năm 2011, báo chí cả trong nước và thế giới đưa tin về trận động đất lịch sử tại Nhật Bản. Sau khi động đất xảy ra, tưởng chừng sự khủng hoảng khiến cho nhiều người dân Nhật đi gom hàng tiêu dùng về nhà dự trữ lương thực để dùng dần.

Nhưng không, chính vì khủng hoảng nên đa số người dân mới không tích trữ lương thực, mà mỗi người trích phần lương thực dư đó để dành cho những vùng đang gặp tai họa nặng hơn, cho những người cần hơn. Đây chính là hình ảnh mà chúng ta và nhiều nơi khác cần phải học hỏi: Bình tĩnh ứng phó và vì cái chung. Bởi lẽ dịch bệnh do chủng mới của virus Corona gây ra so với tình hình của Nhật năm 2011 vẫn chưa là gì.

Bạn tôi dẫn lại câu chuyện được chia sẻ rất nhiều trên nền tảng mạng xã hội trong đem qua và sáng nay. Vẫn là câu chuyện nhắc lại thảm họa động đất xảy ra tại Nhật Bản cách đây vài năm. Khi đó, một phụ nữ Việt Nam lấy chồng người Nhật chia sẻ rằng, vì sợ khủng hoảng, chị định đi đổ xăng đầy bình, định đi siêu thị “hốt” đồ thì bị chồng ngăn lại, nói rằng: “Chỉ được đổ nửa bình”. Chị hỏi: “Tại sao”, liền nhận được lời đáp: “Vì là khủng hoảng nên mới chỉ được đổ nửa bình. Chừa cho những người đang bị thiếu hụt ở vùng thiên tai”...

Tất nhiên, Việt Nam khác với Nhật Bản, đơn giản vì Việt Nam là đất nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Chúng ta làm ra nhiều nông sản, tại sao lại lo sợ thiếu lương thực, thực phẩm?

Ở Quảng Ninh, do ảnh hưởng của virus Corona, hàng nghìn tấn hàu, ngao 2 cùi, hàng trăm tấn tôm không xuất khẩu được. Ở miền Trung, miền Nam, hàng chục nghìn tấn dưa hấu, hàng nghìn tấn thanh long có thể tiêu thụ nội địa… Tại sao chúng ta lại lo thiếu, lo đói?

Câu chuyện gợi cho chúng ta nhiều điều đáng để suy nghĩ. Vì rằng, đôi khi thiên tai không đáng sợ bằng nhân họa. Chính tâm lý hoang mang, lo lắng vô căn cứ đã khiến chúng ta làm khó, làm khổ chúng ta.

Ngay sáng 7/3, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã đăng đàn khẳng định, Hà Nội không thiếu lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cho sinh hoạt. Và, người dân không cần phải đổ xô đi mua sắm.

Thật buồn khi mỗi ngày chúng ta vẫn phải tiếp nhận khá nhiều thông tin ở nơi này, nơi kia, gian thương lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, “thổi” giá,... Không ít kẻ bất lương vẫn hằng ngày đưa lên mạng xã hội những thông tin sai sự thật về dịch bệnh, làm phức tạp thêm tình hình. Đáng trách hơn, những tin giả này được không ít người chia sẻ, “thêm mắm thêm muối”, đẩy tin tức độc hại lây chóng mặt, và rồi được nhiều người tiếp nhận, tin là thật.

Tất nhiên, những hành vi đó đã và đang bị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm khắc. Nhưng trong cơn sốt các mặt hàng bảo vệ sức khỏe, rồi nguy cơ đang theo trào lưu mạng xã hội là tích trữ thực phẩm, có bao nhiêu người trong số chúng ta vô tình thêm “củi lửa” cho những kẻ cơ hội, vô đạo đức tiếp tục “đốt cháy” thị trường?

Dịch bệnh do virus Corona, đương nhiên, vẫn đang diễn biến phức tạp. Nhận thức đúng để hành động đúng luôn là điều cần thiết. Đừng tạo nên một cơn khủng hoảng dẫn đến chúng ta không bị diệt vì virus mà tự diệt lẫn nhau chắc chắn là hành động phù hợp nhất mà mỗi chúng ta nên làm trong thời điểm này.

Vĩnh Phúc từng có 6 bệnh nhân, từng cách ly cả xã Sơn Lôi nhưng được xử lý bình tĩnh, bài bản. Với 22 hộ dân, 176 nhân khẩu ở phố Trúc Bạch, 1 bệnh nhân dương tính ở Hà Nội mà đã nháo nhác cả lên thì chỉ thêm rắc rối mà thôi.

Hãy bình tĩnh, rồi mọi việc sẽ qua!

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm