| Hotline: 0983.970.780

Bộ giống lúa ThaiBinh Seed giúp Miền Trung - Tây Nguyên thắng lớn vụ đông xuân

Thứ Tư 28/04/2021 , 16:34 (GMT+7)

Vụ đông xuân 2020-2021, nhiều giống lúa của Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed được sản xuất tại miền Trung - Tây Nguyên cho năng suất ‘khủng’ giúp nông dân được mùa lớn.

Giống lúa TBR97 năng suất cao, thích nghi nhiều chân đất khác nhau tại Quảng Ngãi. Ảnh: Lê Khánh.

Giống lúa TBR97 năng suất cao, thích nghi nhiều chân đất khác nhau tại Quảng Ngãi. Ảnh: Lê Khánh.

TBR 97 thích ứng rộng, chịu hạn tốt

Vụ đông xuân (ĐX) 2020 - 2021, Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed (ThaiBinh Seed) phối hợp với đơn vị chức năng tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định triển khai mô hình trình diễn giống lúa TBR 97.

Tại Quảng Ngãi, đây là vụ thứ 3 giống lúa TBR 97 thực hiện mô hình trình diễn. Trong 2 mô hình các vụ trước tại huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh, TBR 97 đã thích ứng rất tốt ở các đồng đất khác nhau. Dù trong vụ ĐX hay hè thu, giống lúa này luôn cho năng suất vượt trội.

Lần này, tại thị xã Đức Phổ, lúa TBR 97 lại 1 lần nữa khẳng định được sự thích ứng tại một chân đất khác. Chị Huỳnh Thị Tùng (trú phường Phổ Văn, Thị xã Đức Phổ) cho biết, vụ ĐX năm nay, chị sử dụng giống TBR9 7 trên hơn 2 sào ruộng nhà mình.

“TBR 97 là giống dễ làm. Từ đầu đến cuối vụ, cây lúa phát triển rất tốt, đẻ nhánh khỏe, chưa hề phát hiện bất kỳ một loại sâu bệnh hại nào. Ngoài ra, bông lúa có hạt đóng dày, tỷ lệ hạt lép thấp. Về năng suất cũng rất đạt. Các giống khác, mỗi sào tôi thu được tầm gần 9 bao lúa tươi (mỗi bao 50 kg) nhưng đám ruộng canh tác giống TBR 97 có thể lên đến hơn 10 bao”, chị Tùng chia sẻ.

Tại Bình Định tính đến nay, giống lúa TBR 97 được sản xuất 3 vụ liên tiếp trên nhiều chân đất khác nhau. Kết quả cho thấy giống lúa này hội tụ nhiều ưu điểm, nhất là chống chịu với hạn hán, rất phù hợp với vùng đất thường xuyên bị thiếu nước tưới trong mùa khô.

Giống lúa TBR97 chị hạn tốt, năng suất cao, sạch sâu bệnh được nông dân Bình Định mê tít. Ảnh: Đình Thung.

Giống lúa TBR97 chị hạn tốt, năng suất cao, sạch sâu bệnh được nông dân Bình Định mê tít. Ảnh: Đình Thung.

Trong vụ ĐX 2020 - 2021, mô hình sản xuất thử giống lúa TBR 97 được triển khai tại xã Ân Tường Đông thuộc huyện trung du Hoài Ân. Đây là một trong những vùng đất khó trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bình Định.

Ông Võ Xuân Cảnh, Giám đốc HTX Nông nghiệp Ân Tường Đông nhận xét: Giống lúa TBR 97 có chiều cây vừa phải nên chống chịu đổ ngã rất tốt, dễ canh tác, chống chịu sâu bệnh cực tốt, nhất là rầy và đạo ôn.

Ưu điểm mà nông dân mê nhất ở giống TBR 97 là dễ thâm canh và có sức chống chịu hạn rất tốt, nếu bị thiếu nước vẫn phát triển bình thường. TBR 97 lại là giống ngắn ngày, năng suất cao. Những diện tích sản xuất thử giống TBR 97 năng suất đều đạt 75 tạ/ha.

Ông Phạm Hữu Huế, Phó Giám đốc ThaiBinh Seed – Chi nhánh miền Trung - Tây Nguyên cho biết: TBR 97 là giống lúa trung ngày, thích hợp sản xuất cả 2 vụ ĐX và hè thu (vụ ĐX thời gian sinh trưởng từ 105 - 110 ngày, vụ hè thu 90 - 95 ngày.

Ở mỗi vụ, công ty đã thực hiện các mô hình trình diễn ở nhiều địa phương khác nhau không chỉ trong tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định mà ở rất nhiều các tỉnh thành khác nhằm kiểm tra tính thích ứng của giống.

TBR 225 chinh phục nông dân

Vụ ĐX 2020 - 2021, mô hình trình diễn giống lúa TBR 225 của ThaiBinh Seed được triển khai tại phường Ninh Giang, Thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa). Đây là vụ thứ 4 liên tiếp, giống lúa  này được trình diễn tại tỉnh này và đều cho năng suất cao.

Nông dân Khánh Hoà bị chinh phục bởi giống lúa TBR225 cho năng suất cao, sạch sâu bệnh. Ảnh: Kim Sơ.

Nông dân Khánh Hoà bị chinh phục bởi giống lúa TBR225 cho năng suất cao, sạch sâu bệnh. Ảnh: Kim Sơ.

Ông Nguyễn Văn Hoàng, chủ ruộng sản xuất giống lúa TBR 225 ở xứ đồng Thanh Châu (phường Ninh

Giang) vui mừng khi nhìn lúa tốt bời bời, chắc chắn trúng mùa. Ông bộc bạch, hơn 30 năm thâm canh cây lúa, đã làm nhiều giống nhưng đây là lần đầu tiên ông bị chinh phục bởi giống lúa TBR 225.

Ông Hoàng nêu 4 đặc điểm nổi bậc giống lúa này trong quá trình sản xuất. Thứ nhất, hạt lúa nảy mầm tốt và rất đều. Thứ 2, cây lúa sinh trưởng và phát triển rất tốt. Thứ 3, cây lúa đẻ nhánh khỏe và cứng cây. Thứ 4, khi cây lúa giai đoạn làm đòng đến giai đoạn trổ bông rất tập trung.

“Trồng giống lúa TBR 225, tôi thấy đầu tư phân, thuốc BVTV nhẹ hơn các giống Ma Lâm, giống lúa tập quán lâu nay bà con vẫn sản xuất. Hơn nữa, TBR 225 rất sạch bệnh, trong khi các ruộng lúa gần bên nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn cổ bông”, ông Hoàng nói.

Ông Đoàn Hiếu Trung, nông dân ở phường Ninh Giang nhận xét: Nhìn gié lúa dài khiến chúng tôi mê tít giống lúa TBR 225, ruộng mô hình ước năng suất phải trên 90 tạ/ha. Gạo giống lúa này chất lượng cao, cơm vừa ăn thử rất ngon, mềm, có mùi thơm. Do đó vụ tới, bà con sẽ liên hệ mua giống lúa này để sản xuất. 

Giống lúa TBR 225 do ThaiBinh Seed lai tạo, được công nhận giống Quốc gia năm 2015. Đây là giống cảm ôn, thích ứng rộng, đẻ nhánh khỏe, chịu thâm canh. Thời gian sinh trưởng vụ ĐX 105 - 108 ngày, vụ hè thu 95 – 97 ngày. Lúa đẻ nhánh khỏe, cứng cây, trỗ bông tập trung, bông to, dài, nhiều hạt, hạt thon. Năng suất trung bình 70 -75 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 85-90 tạ/ha...

Hiện nay, bộ giống lúa của ThaiBinh Seed được Cục Trồng trọt và các địa phương khu Nam Trung bộ và Tây Nguyên đưa vào cơ cấu trong vụ ĐX như: TBR1, TBR36, TBR225, BC15.

Vụ hè thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ có giống chủ lực như TBR1; giống bổ sung TBR36, TBR45, TBR225, BC15; giống triển vọng có TBR279. Các tỉnh Tây Nguyên giống chủ lực gồm BC15, TBR45; giống triển vọng TBR279.

BC15 năng suất 9-10 tấn/ha tại Gia Lai

Vụ ĐX năm nay, lần đầu tiên, giống lúa BC15 có gen kháng đạo ôn được sản xuất trên cánh đồng 63 ha của UBND xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai). Những ruộng lúa đều tăm tắp như trải thảm, lúa đã vào thời kỳ thu hoạch vàng óng.

Nhìn cánh đồng bông lúa trĩu nặng, ông Rơmah Khương, thôn Ơi H’trông (xã Chư Mố) phấn khởi cho biết, năm nay gia đình trồng hơn 4 sào giống lúa BC15 có gen kháng đạo ôn. Giống lúa BC15 có ưu điểm cây khỏe, sinh trưởng, phát triển rất tốt, không nhiễm sâu bệnh hại, nhất là bệnh đạo ôn.

Giống lúa BC15 có gen kháng đạo ôn đath năng suất 9-10 tấn/ha tại Gia Lai. Ảnh: Tuấn Anh.

Giống lúa BC15 có gen kháng đạo ôn đath năng suất 9-10 tấn/ha tại Gia Lai. Ảnh: Tuấn Anh.

Ông Trần Văn Hùng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Ia Pa cho biết, dù mới đưa vào thử nghiệm mùa vụ đầu tiên nhưng giống lúa BC15 có gen kháng đạo ôn cho năng suất rất cao, khoảng 9-10 tấn/ha, cao hơn 2-3 tấn/ha so với các giống lúa khác.

Đặc biệt, kiểm tra thực tế tại các cánh đồng, giống lúa BC15 kháng bệnh đạo ôn rất tốt, qua đó tiết giảm được chi phí sản xuất cho người dân.

Tại Quảng Nam, ông Ngô Văn Phi, Giám đốc HTX Nông nghiệp Đại Minh, xã Đại Minh huyện Đại Lộc cho biết, giống lúa BC15 đã được nông dân tiếp cận và sản xuất cách đây 11 năm. Ban đầu HTX chỉ sản xuất khoảng 50 ha, đến nay mỗi năm sản xuất từ 150 - 200 ha, gồm sản xuất giống và lúa thường. Đây là giống lúa có năng suất cao, gạo ngon, thời gian sinh trưởng vụ ĐX từ 110 - 115 ngày, hè thu 100 - 105 ngày.

Theo ông Phi, giống lúa BC15 có gen kháng đạo ôn nên kháng được bệnh đạo ôn rất tốt. Nhờ vậy bà con xã viên đỡ vất vả phải phun thuốc phòng trừ đạo ôn trên lá. Riêng vụ ĐX 2020-2021, toàn HTX sản xuất giống lúa BC15 khoảng 100/170 ha, năng suất đạt trên 8 tấn/ha, được xem được mùa hơn mọi năm.

“Hiện nay bà con trên địa bàn rất ưa chuộng sản xuất giống lúa BC15, vì cho năng suất cao, cơm ngon và giá gạo bán ra cao hơn giá lúa bình thường 500 đồng/kg (với bán làm lúa giống cao hơn từ 1.200-1.500 đồng/kg). Đặc biệt 2 năm gần đây, giống lúa BC15 có gen kháng đạo ôn đã giúp người dân trở nên nhàn rỗi giúp tiết kiệm nhiều chi phí.

Ông Triệu Tấn Phú, Giám đốc ThaiBinh Seed – Chi nhánh Miền Trung -Tây Nguyên cho biết: Vụ ĐX 2020-2021, công ty đã triển khai sản xuất tại miền Trung - Tây Nguyên nhiều mô hình trình diễn các giống TBR97, TBR225, BC15, TBR36, TBR45... Các giống lúa này đều cho năng suất rất cao, sạch sâu bệnh đã giúp cho bà nông dân trong khu vực được mùa chưa từng có.

Khi xây dựng những mô hình sản xuất các giống lúa thuần mới ở miền Trung - Tây Nguyên, công ty đã hỗ trợ giống và tổ chức tập huấn vào đầu vụ, tư vấn kỹ thuật sản xuất từng loại giống cho bà con nông dân để đạt hiệu quả cao nhất.

Công ty thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật bám sát đồng ruộng, hướng dẫn cho nông dân cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa. ThaiBinh Seed luôn mang đến những giống mới, sinh trưởng tốt và năng suất cao nhất cho bà con nông dân.

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm