| Hotline: 0983.970.780

Bộ giống ThaiBinh Seed giúp nông dân tự tin chuyển đổi sản xuất

Thứ Hai 04/04/2022 , 07:35 (GMT+7)

Bộ giống lúa của Tập đoàn ThaiBinh Seed trong vụ đông xuân 2021-2022 đã khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc chuyển đổi từ 3 vụ sang còn sản xuất 2 vụ lúa/năm.

TBR97 khẳng định vị thế trên đất khó

Vụ đông xuân 2021 - 2022, để có thêm sự lựa chọn cho nông dân trong sản xuất lúa, Công ty TNHH ThaiBinh Seed miền Trung - Tây Nguyên đã phối hợp với ngành chức năng và UBND xã Cát Minh, vùng đất khó của huyện Phù Cát (Bình Định) xây dựng mô hình trình diễn giống lúa TBR97 với quy mô 0,3 ha tại thôn Trung Chánh. Lần đầu tiên giống lúa TBR97 có mặt trên đồng đất Cát Minh đã cho thấy sự vượt trội so với những giống lúa đang sản xuất đại trà trên địa bàn.

Đi thăm mô hình trình diễn giống lúa TBR97, chúng tôi không khỏi trầm trồ trước những đám ruộng khoe những gié lúa sáng trưng, đóng hạt dày nặng trĩu. Nông dân Nguyễn Văn Thuật, 1 trong 7 hộ dân ở thôn Trung Chánh (xã Cát Minh) lần đầu sản xuất giống lúa TBR 97 và đã ngay lập tức mê mẩn bởi những đặc tính nổi trội của giống lúa này.

Tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa TBR97 tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa TBR97 tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Theo ông Thuật, vụ đông xuân 2021 - 2022, ông tham gia mô hình sản xuất trình diễn sản xuất giống TBR97 với 2 sào lúa (500m2/sào). Trong quá trình sản xuất, từ cây lúa non đến lúa trỗ cây lúa không hề phát sinh sâu bệnh. Thời tiết trên địa bàn trong vụ đông xuân 2021 - 2022 rất bất thuận, hết nắng nóng kéo dài đến không khí lạnh tràn về, tiếp đến cây lúa bị ảnh hướng gió mùa đông bắc nhưng lúa trỗ rất ổn định.

“Lúc lúa sắp trỗ, tôi sợ thời tiết bất thuận sẽ khiến lúa trỗ không đều, tôi định mua thuốc kích thích về phun hỗ trợ để lúa trỗ nhanh, thế nhưng khi mua thuốc về tôi thấy lúa đã trỗ mạnh và đều nên thôi. Ngành chức năng khuyến cáo tôi phun thuốc phòng bệnh khô vằn, nhưng vì thấy lúa khỏe nên không phun, vậy mà lúa vẫn trỗ rất ngọt, lúa sáng trưng. Từ đầu đến cuối vụ, tôi chỉ phun thuốc phòng bệnh đạo ôn cổ bông theo khuyến cáo của ngành chức năng chứ không phun thêm một loại thuốc BVTV nào khác mà cây lúa vẫn phát triển tốt”, ông Thuật chia sẻ.

Cũng theo ông Thuật, mô hình sản xuất trình diễn lúa TBR97 tại xã Cát Minh gieo sạ vào ngày 11 - 12/12/2021, cây lúa sinh trưởng, phát triển rất tốt và sạch bệnh, đặc biệt giống chống chịu rất tốt với bệnh đạo ôn.

Giống lúa TBR97 có chiều cao cây trung bình khoảng 90 - 100cm, chống đổ ngã rất tốt, đẻ nhánh khoẻ, trỗ bông tập trung, tỷ lệ hạt chắc rất cao, thời gian sinh trưởng trong vụ đông xuân từ 105 - 108 ngày. “Vừa rồi chúng tôi thu hoạch thí điểm thì giống lúa TBR97 cho thấy tiềm năng năng suất rất cao, 1m2 cho 1,2kg lúa tươi”, ông Thuật cho hay.

Năng suất giống lúa TBR97 đạt khoảng 450kg lúa khô/sào (500m2) trong vụ đông xuân 2021 - 2022. Ảnh: V.Đ.T.

Năng suất giống lúa TBR97 đạt khoảng 450kg lúa khô/sào (500m2) trong vụ đông xuân 2021 - 2022. Ảnh: V.Đ.T.

Sau buổi tham quan, Công ty TNHH ThaiBinh Seed miền Trung - Tây Nguyên có nấu cơm TBR97 mời đại biểu và bà con dùng thử để đánh giá chất lượng gạo. Những bát cơm TBR97 được chuyền đến từng nông dân, bát cơm đi đến đâu mùi thơm tỏa đến đó, ăn vào thấy gạo mềm, thơm, vị đậm, hạt cơm trắng trông rất bắt mắt.

Góp sức cho chuyển đổi đất lúa

Vụ đông xuân 2021 - 2022, xã Cát Minh (huyện Phù Cát) bắt đầu chuyển đổi cơ cấu mùa vụ từ 3 vụ sang còn sản xuất 2 vụ lúa/năm. Lần đầu tiên thực hiện chuyển đổi, ngành chức năng và chính quyền địa phương đã rất “đau đầu” trong việc chọn giống lúa để đưa vào sản xuất. Bởi lẽ, vận động nông dân đồng thuận thực hiện chuyển đổi đã “mướt mồ hôi”, nếu chọn giống lúa không hiệu quả thì sẽ bị mất lòng tin với bà con. Thế nhưng giống lúa BC15 mới có tích hợp gen kháng đạo ôn của Tập đoàn ThaiBinh Seed đã làm nông dân nức lòng.

Theo ông Lương Văn Khoa, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Phù Cát, xã Cát Minh và Cát Tài là 2 địa phương chuyển đổi cuối cùng tại huyện Phù Cát. Bí thư huyện ủy chỉ đạo gắt gao cho chính quyền 2 địa phương nói trên phải thực hiện chuyển đổi, bí thư đảng ủy xã phải ra nghị quyết chuyên đề và cả hệ thống chính trị phải vào cuộc vận động, tuyên truyền nông dân mới đồng thuận chuyển đổi.

Cánh đồng lớn sản xuất giống lúa BC15 mới có gen kháng đạo ôn tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Cánh đồng lớn sản xuất giống lúa BC15 mới có gen kháng đạo ôn tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

“Nông dân lo lắng làm 2 vụ/năm sẽ không đủ lúa ăn. Chúng tôi phải tuyên truyền là làm 2 vụ/năm, sử dụng giống cho năng suất cao, sản lượng lúa làm 2 vụ không chênh lệch mấy so với làm 3 vụ/năm, lại không phải mất khoản chi phí đầu vào và công lao động.

Thêm vào đó, nông dân có thời gian nông nhàn có thể đi làm việc khác kiếm thêm thu nhập, đến khi ấy nông dân mới nghe theo. May là giống lúa BC15 mới có gen kháng đạo ôn cho năng suất rất cao, lại chống chịu được sâu bệnh nên đã tạo được lòng tin trong nông dân”, ông Khoa chia sẻ.

Theo ông Cao Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Minh, vụ đông xuân 2021 - 2022, địa phương này sản xuất đến 200 ha giống lúa BC15 mới có gen kháng đạo ôn trong diện tích chuyển đổi. Lúa BC15 gieo sạ tập trung từ ngày 10 - 20/12/2021, đến nay một số trà sớm đã sắp thu hoạch. Với mã lúa cực đẹp, hứa hẹn sẽ cho năng suất cao. Dự kiến cánh đồng BC15 sẽ cho thu hoạch trà sớm vào 5/4/2022.

Cũng theo ông Hùng, giống BC15 mới có gen kháng đạo ôn có nhiều ưu điểm nổi bật. Đây là giống lúa đẻ nhánh rất khoẻ, tái sinh rất mạnh, nếu đầu vụ gieo sạ bị ngập nước cũng không phải lo, vì sau đó lúa phục hồi rất nhanh, lượng giống gieo sạ chỉ khoảng 80 - 90kg/ha. Tuy nhiên do vụ đầu tiên chuyển đổi nên nông dân lo lắng, còn sạ dày với lượng giống 6 - 8 kg/sào (500m2), tương đương khoảng 120 - 160kg giống/ha nên cây lúa phát triển chưa như ý.

Năng suất bình quân giống BC15 mới có gen kháng đạo ôn đạt từ 70 - 75 tạ/ha, những diện tích thâm canh tốt cho năng suất đến trên 90 tạ/ha. Ảnh: V.Đ.T.

Năng suất bình quân giống BC15 mới có gen kháng đạo ôn đạt từ 70 - 75 tạ/ha, những diện tích thâm canh tốt cho năng suất đến trên 90 tạ/ha. Ảnh: V.Đ.T.

“Năng suất lúa BC15 có gen kháng đạo ôn dự kiến cho năng suất khá cao, bình quân đạt 70 - 75 tạ/ha, những diện tích thâm canh tốt cho năng suất đến trên 90 tạ/ha. Sản xuất giống lúa BC15 có gen kháng đạo ôn đã bước đầu giúp bà con nông dân từng bước thay đổi tập quán về mật độ gieo sạ, dẫn tới ít phát sinh sâu bệnh, giảm chi phí thuốc BVTV và công chăm sóc.

Mô hình cánh đồng lớn sản xuất giống lúa BC15 có gen kháng đạo ôn từng bước đem lại hiệu quả cao cho nông dân về năng suất lúa, bổ sung thêm giống tốt cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp”, ông Cao Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Minh chia sẻ.

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.