| Hotline: 0983.970.780

Đẩy nhanh thực hiện gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng

Bộ LĐ-TB&XH tiếp nhận giải đáp thông tin thực hiện qua tổng đài 111

Thứ Năm 30/04/2020 , 21:10 (GMT+7)

Mọi vấn đề vướng mắc khi thực hiện chính sách hỗ trợ các đối tượng trong Quyết định 15/2020/QĐ-TTg đều được giải đáp qua Tổng đài 111 từ ngày 01/5/2020.

Lao động tự do ở Lương Sơn - Hòa Bình. Ảnh: Anh Minh.

Lao động tự do ở Lương Sơn - Hòa Bình. Ảnh: Anh Minh.

Nhằm thúc đẩy nhanh việc triển khai thực hiện Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, ngày 29/4/2020 Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và chính thức công bố đường dây nóng qua Tổng đài 111 tiếp nhận giải đáp những vấn đề vướng mắc khi thực hiện chính sách hỗ trợ các đối tượng trong Quyết định 15/2020/QĐ-TTg.

Ban Chỉ đạo do Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung làm Trưởng ban có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Đồng thời đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

Ban Chỉ đạo có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện ở địa phương, không để lợi dụng trục lợi chính sách, tham ô, tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm. Đồng thời tập trung đôn đốc các địa phương triển khai nhanh gói hỗ trợ.

Các nhóm đối tượng phải được triển khai đồng bộ, không chậm trễ. Đối tượng nào đủ điều kiện phải giải quyết hỗ trợ luôn. Nhất là nhóm đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo phải thực hiện chi trả hỗ trợ trước.

Trước đó, phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các đơn vị chủ chốt của Bộ LĐ-TB&XH về việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, Nghị quyết 42/NQ-CP ra đời, đó là quyết định quan trọng, chưa có tiền lệ, đòi hỏi quá trình xử lý phải linh hoạt, năng động, với một quyết tâm cao, chỉ đạo chặt chẽ.

Nghị quyết 42/NQ-CP và Quyết định 15/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rõ các nguyên tắc, đối tượng, thủ tục và quy trình triển khai gói hỗ trợ trị giá 62.000 tỷ đồng tới người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid -19.

Để chính sách không đi lòng vòng khiến việc áp dụng bị trễ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, Bộ sẽ không ban hành thêm thủ tục hành chính, các thủ tục hiện hành phải làm nhanh, khẩn trương, không để chính sách làm ra rồi mà còn lòng vòng mãi. “Giờ người dân mong chờ, quan tâm, kỳ vọng, lúc người ta đói cần thì phải hỗ trợ ngay, đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là mệnh lệnh từ trái tim của chúng ta”.

Đồng thời Bộ trưởng nhấn mạnh về trách nhiệm giải trình trước Quốc hội, Chính phủ và nhân dân, nhất là Bộ LĐ-TBXH, để thấy được trách nhiệm của Bộ hết sức nặng nề, mặc dù Bộ không trực tiếp triển khai nhưng về tổng thể quy mô trên cả nước, Bộ là cơ quan chủ trì triển khai.

Lao động tự do ở Đà Lạt, Lâm Đồng. Ảnh: Minh Hương.

Lao động tự do ở Đà Lạt, Lâm Đồng. Ảnh: Minh Hương.

Do đó, để kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện ở địa phương, không để lợi dụng trục lợi chính sách, tham ô, tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm, Bộ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu Ban Chỉ đạo tập trung đôn đốc các địa phương triển khai nhanh gói hỗ trợ. Các nhóm đối tượng phải được triển khai đồng bộ, không chậm chễ, đối tượng nào đủ điều kiện phải giải quyết hỗ trợ luôn. Nhất là nhóm đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo phải thực hiện chi trả hỗ trợ xong trước ngày 30/4.

Về nhóm lao động tự do, đây là nhóm đối tượng mà Bộ trưởng quan tâm nhất. Theo Bộ trưởng, đến giờ nhóm đối tượng này đã dần dần hình thành rõ nét. Hiện có TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Năng, Cần Thơ đã có đủ số liệu đầy đủ. Các nhóm đối tượng còn lại, Bộ cũng đã có hướng dẫn các địa phương.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng yêu cầu tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các báo, đài, các phương tiện thông tin đại chúng. Hình thành bộ hỏi-đáp theo nhóm vấn đề có tính chất điều hành, vĩ mô nhà nước, định hướng, cũng như xây dựng một chuyên mục hỏi-đáp riêng về gói hỗ trợ trên Cổng TTĐT Bộ; Công bố đường dây nóng để tiếp nhận những khiếu nại tố cáo.

Tổng đài 111 chính thức bắt đầu tiếp nhận thông tin từ ngày 01/5/2020. Các số điện thoại tiếp nhận phản ánh kiến nghị, vướng mắc của người dân, bao gồm: 0913.049.567; 0977.976.686; và 0913.378.816.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm