| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN-PTNT yêu cầu doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản ‘Nói không với IUU'

Thứ Ba 09/04/2024 , 21:30 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT đề nghị các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản rà soát quy trình quản lý chất lượng, kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp về ATTP và chống khai thác IUU…

Ngày 9/4, Bộ NN-PTNT ban hành Văn bản số 2555/BNN-CCPT gửi Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố, các Cục Thủy sản, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường; các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản về việc thực hiện công tác an toàn thực phẩm (ATTP) và chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đối với tàu cá, cảng cá.

Văn bản cho hay, Bộ NN-PTNT nhận được kiến nghị của các doanh nghiệp và hiệp hội về tình trạng quản lý, chứng nhận đủ điều kiện ATTP đối với tàu cá và cảng cá của các địa phương, ảnh hưởng đến việc thu mua nguyên liệu chế biến xuất khẩu.

Bộ NN-PTNT yêu cầu các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản lưu trữ đầy đủ hồ sơ của cơ sở cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp. Ảnh: Hồng Thắm.

Bộ NN-PTNT yêu cầu các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản lưu trữ đầy đủ hồ sơ của cơ sở cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp. Ảnh: Hồng Thắm.

Về vấn đề nêu trên, Bộ NN-PTNT cho hay, hiện các quy định của pháp luật đã đầy đủ và cụ thể, như: Điều 60, Luật Thủy sản 2017 quy định “Tàu cá không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được coi là hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp” (tàu IUU).

Điều 78, Luật Thủy sản 2017 quy định cảng cá phải đáp ứng quy định của pháp luật về ATTP.

Luật ATTP 2010 quy định sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 (được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022) quy định “tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên thuộc đối thẩm định, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”; Thông tư 17/2018/TTBNNPTNT ngày 31/10/2018 quy định “tàu cá có chiều dài dưới 15m thuộc đối tượng phải thực hiện ký cam kết sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn”.

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi quy định pháp luật trong quản lý Nhà nước, đặc biệt tại công đoạn sản xuất ban đầu trong chuỗi sản xuất, chế biến thủy sản phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, Bộ NN-PTNT yêu cầu Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc Sở chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Thông tư 38/2018/TTBNNPTNT ngày 25/12/2018 (được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 32/2022/TTBNNPTNT); Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018.

Khẩn trương kiểm tra, rà soát sớm có phương án xử lý đối những tàu cá chưa được thẩm định, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc việc thẩm định cấp giấy chứng nhận ATTP, thẩm định định kỳ duy trì điều kiện ATTP đối với các tàu cá, cảng cá nêu trên.

Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc chấp hành ký cam kết ATTP đối với tàu cá có chiều dài dưới 15m theo phân cấp quản lý tại Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/8/2018 của Bộ NN-PTNT.

Kiểm soát chặt chẽ tàu cá rời cảng theo Biểu mẫu số 04 (Biên bản kiểm tra tàu cá rời cảng) quy định tại Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/1/2022 sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, trong đó đảm bảo tàu cá có Giấy chứng nhận ATTP hoặc cam kết ATTP.

Chỉ đạo cảng cá khi cấp Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác (SC) phải đảm bảo 100% sản phẩm có nguồn gốc từ tàu cá không vi phạm quy định IUU, trong đó tàu cá phải có Giấy chứng nhận ATTP hoặc cam kết ATTP theo quy định.

Tuyên truyền, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực và trách nhiệm cho đội ngũ công chức, cán bộ phụ trách công tác ATTP tại địa phương.

Bộ NN-PTNT yêu cầu các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản thực hiện cam kết “Nói không với IUU”; chỉ mua nguyên liệu thủy sản từ tàu cá có đủ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP/ cam kết ATTP để đảm bảo tuân thủ pháp luật ATTP và chống khai thác IUU.

Thực hiện nghiêm túc Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT về truy xuất nguồn gốc và thu hồi, xử lý sản phẩn không đảm bảo ATTP, trong đó quy định: “Cơ sở phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo nguyên tắc truy xuất một bước trước - một bước sau để bảo đảm khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Khi có yêu cầu thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, cơ sở phải cung cấp thông tin đã được lưu giữ về cơ sở cung cấp lô hàng nhận và cơ sở tiếp nhận lô hàng giao trong quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ sở”.

Lưu trữ đầy đủ hồ sơ của cơ sở cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp, bao gồm các hồ sơ chứng minh thủy sản khai thác không vi phạm quy định IUU và ATTP theo đúng quy định hiện hành, trong đó có Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT nêu trên.

Rà soát quy trình quản lý chất lượng, kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp về ATTP (HACCP) và chống khai thác IUU và đảm bảo tổ chức 3 thực hiện đúng quy trình ban hành.

Bộ NN-PTNT cũng yêu cầu Cục Thủy sản chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện công tác quản lý tàu cá, cảng cá. Ảnh: Hồng Thắm.

Bộ NN-PTNT cũng yêu cầu Cục Thủy sản chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện công tác quản lý tàu cá, cảng cá. Ảnh: Hồng Thắm.

Đối với Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ NN-PTNT yêu cầu kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật, quy trình của doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ quy định hiện hành. Trong trường hợp cần thiết có văn bản gửi Sở NN-PTNT, Chi cục địa phương, Ban quản lý cảng cá các tỉnh, thành phố để xác minh, làm rõ cung cấp hồ sơ tài liệu phục vụ truy xuất nguồn gốc, đảm bảo ATTP và chống khai thác IUU theo chức năng nhiệm vụ quản lý.

Thực hiện nghiêm quy định Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT về truy xuất nguồn gốc và thu hồi, xử lý sản phẩm không đảm bảo ATTP và các quy định của pháp luật Việt Nam, thị trường xuất khẩu về ATTP.

Trong quá trình thẩm định điều kiện ATTP, thẩm định chứng nhận lô hàng xuất khẩu nếu phát hiện hành vi vi phạm cần lập biên bản chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Đồng thời, Bộ NN-PTNT cũng yêu cầu Cục Thủy sản chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện công tác quản lý tàu cá, cảng cá (bao gồm đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm), cấp Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác (SC), cấp Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác (CC) theo đúng quy định.

Xem thêm
Nuôi tôm không xả thải, thành tựu lớn của ngành thủy sản

CÀ MAU Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm siêu thâm canh 3 giai đoạn tuần hoàn nước đã được đầu tư và thử nghiệm thành công tại nhiều địa phương của tỉnh Cà Mau.

Địa phương phải rút kinh nghiệm về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Tư pháp phát hiện một số tồn tại, hạn chế trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản tại các địa phương.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cảng cá Trần Đề nhộn nhịp chuyến biển cuối năm

SÓC TRĂNG Cảng cá Trần Đề những ngày cuối năm tấp nập tàu cá quay về. Dù đối mặt nhiều khó khăn, ngư dân vẫn bền bỉ bám biển, mong năm mới đủ đầy, thuận lợi.