| Hotline: 0983.970.780

Bỏ tiền túi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài

Thứ Sáu 17/02/2012 , 09:53 (GMT+7)

Hiện tại Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam có 2 thạc sĩ đang lấy bằng tiến sĩ ở nước ngoài nhờ tự "săn" học bổng du học...

Nhân lực chất lượng cao là yếu tố hàng đầu để ngành nông nghiệp bứt phá

Cán bộ nghiên cứu khoa học là vốn quý của mỗi ngành nghề khoa học. Nhưng từ nhiều năm nay, nhiều viện, trường thuộc ngành nông nghiệp được một suất học bổng từ ngân sách Nhà nước để đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài vẫn là điều ước xa vời…

Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, TS Nguyễn Ngọc Anh chia sẻ: Nhiều năm qua, nhất là khi công nghệ thông tin phát triển mạnh, nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với các nước trên thế giới, chúng tôi nhận thức sâu sắc phải có những cán bộ được đào tạo ở nước ngoài, để họ vừa có kĩ năng giao tiếp với chuyên gia nước ngoài, vừa có trình độ chuyên sâu.

Không thể trông chờ vào Nhà nước cho suất học bổng du học nước ngoài, chúng tôi tạo điều kiện cho anh em cán bộ có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề; những kĩ sư trẻ cầu tiến tìm cách “săn” các suất học bổng du học. Khi nhận được bằng tiến sĩ, thạc sĩ thì viện sẽ thanh toán toàn bộ học phí".

Hiện tại Viện Quy hoạch thủy  lợi miền Nam có 2 thạc sĩ đang lấy bằng tiến sĩ ở nước ngoài. Nhờ cách làm trên, đến nay có khoảng 70% cán bộ của viện có thể làm việc trực tiếp, nghe và hiểu được khi tiếp xúc với chuyên gia nước ngoài

Khác với cách làm của Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam ngay từ những ngày đầu thành lập (tháng 3/1994) đã phải quan tâm đào tạo cán bộ chuyên ngành cho từng bộ môn. Ngày đầu thành lập, viện chỉ có 2 tiến sĩ, 1 thạc sĩ được đào tạo từ Ấn Độ về, số còn lại là cán bộ giảng dạy ở Trường Trung cấp Nông nghiệp Long Định (cũ) và một số kỹ sư mới ra trường từ ĐH Cần Thơ.

Theo một vị PGS ngành nông nghiệp, kinh phí đào tạo một thạc sĩ ở nước ngoài không giống nhau, thời gian cũng khác nhau. Ví dụ các nước ở Châu Âu kinh phí vào khoảng từ 20.000- 25.000 euro/năm, bao gồm học phí, tiền ăn ở ký túc xá; thời gian đào tạo thạc sĩ 2 năm, số tiền sẽ lên tới 40.000- 50.000 euro.

Với số tiền rất lớn này, quả thực việc các viện, trường tự chủ động để đào tạo nguồn nhân lực cho đơn vị mình là rất đáng ghi nhận.

PGS.TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết: “Nếu chỉ bằng lòng với nhân lực ban đầu, chúng tôi chắc chắn không hoàn thành nhiệm vụ được giao, là chọn lọc các giống cây ăn quả có năng suất cao, chất lượng tốt như hiện nay”. Bằng mối quan hệ thân cận với các viện, các trường quốc tế như Ấn Độ, Pháp, New Zealand, Úc, Đài Loan, Anh… đến nay viện đã tự gửi đào tạo được 41 thạc sĩ, 13 tiến sĩ.

Có thể nói, ngoài làm tốt nhiệm vụ chuyên môn, viện còn làm tốt khâu liên kết đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở ngoài nước không bằng kinh phí Nhà nước. Những người được đào tạo đã phát huy tốt nhất những gì học được, cộng với thực tế công tác ở viện. Một số thành tựu như nhân giống thanh long ruột đỏ, cam không hạt, cà chua, ớt, hoa, đậu bắp... có chất lượng đang được chuyển giao cho nông dân trồng có hiệu quả.

Đi đầu trong việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài không từ ngân sách Nhà nước phải kể đến Viện lúa ĐBSCL. Ngay từ những năm 1982, viện đã gửi các kỹ sư đi học thạc sĩ, tiến sĩ. Đến nay viện đã có 59 tiến sĩ, 79 thạc sĩ được đào tạo ở các nước như Ấn Độ, Anh, Mỹ, Philippines, Úc , Nhật, Đan Mạch, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Isael, Đức, Ý… Nhờ đó, các tiến bộ về giống và kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật đối với nhiều giống lúa đã được Viện chuyển giao cho nông dân vùng ĐBSCL đạt hiệu quả cao. Viện xem các cán bộ được đào tạo ở nước ngoài này là vốn quý nhất để xây dựng và phát triển viện ngày một vững mạnh.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm