| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tiếp tục dự án VnSAT phát triển cà phê bền vững

Thứ Hai 20/12/2021 , 07:39 (GMT+7)

Phát huy kết quả đạt được, VnSAT xây dựng Đề án phát triển cà phê đặc sản tại 5 tỉnh Tây Nguyên nhằm tiếp tục thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh xuất khẩu.

Hiện nay cả nước có khoảng 695 nghìn ha trồng cà phê, sản lượng hơn 1,7 triệu tấn/năm. Trong đó, khu vực Tây Nguyên khoảng 585 nghìn ha, sản lượng 1,668 triệu tấn. Việc các nông hộ, doanh nghiệp trồng, sản xuất và chế biến cà phê tham gia ngày càng sâu vào các hiệp định thương mại, nhất là Hiệp định EVFTA là tín hiệu mừng.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cùng lãnh đạo Ban quản lý Dự án VnSAT Trung ương thăm vườn ươm cây giống cà phê của HTX Nông nghiệp Công Bằng Thuận An (Đăk Nông). Ảnh: Minh Quý.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cùng lãnh đạo Ban quản lý Dự án VnSAT Trung ương thăm vườn ươm cây giống cà phê của HTX Nông nghiệp Công Bằng Thuận An (Đăk Nông). Ảnh: Minh Quý.

Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững Việt Nam (VnSAT) đã và đang góp phần tích cực để các tỉnh Tây Nguyên tận dụng tối đa những cơ hội từ Hiệp định EVFTA và các hiệp định thương mại khác, đồng thời giúp ngành hàng cà phê Tây Nguyên vượt qua những tồn tại và những khó khăn thách thức trong thời gian tới.

Đứng trước cơ hội và thách thức, Tây Nguyên phải đẩy mạnh chương trình tái canh cây cà phê giai đoạn 2, đảm bảo chất lượng và sản lượng cà phê tại các vườn xen canh (cà phê - sầu riêng, cà phê - bơ, cà phê - mắc ca…) và các vườn cà phê già cỗi. Chuẩn hóa quy trình từ trồng, chăm sóc, thu hoạch tới chế biến, đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, dư lượng thuốc BVTV, an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn của EU. Cần thay đổi tập quán thu hoạch, sơ chế đang là khâu yếu hiện nay.

Việc đầu tư sang cà phê đặc sản là một hướng đi đúng để nâng cao giá trị xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các doanh nghiệp, nông dân trồng và sản xuất cà phê. Sau 5 năm thực hiện dự án VnSAT đối với ngành hàng cà phê tại Tây Nguyên đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, có tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư duy, cách làm từ sản xuất, đến chế biến, tiêu thụ đối với ngành hàng cà phê và kinh tế nông nghiệp tại các địa phương.

Để tiếp nối những thành công này, thúc đẩy cà phê thành ngành hàng chủ lực, bền vững, VnSAT đã xây dựng Đề án phát triển cà phê đặc sản Việt Nam tại 5 tỉnh Tây Nguyên gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Mục tiêu của Đề án là đến năm 2025, cà phê đặc sản sẽ chiếm khoảng 5% tổng diện tích canh tác cà phê và tăng lên 7% vào năm 2030.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, hình thành ngành cà phê Tây Nguyên để chúng ta đi xa một cách bền vững hơn. Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục dự án VnSAT và một số dự án phát triển cà phê bền vững khác. Đối với ngành cà phê Tây Nguyên, Bộ NN-PTNT sẽ phát triển ngành hàng logictic cà phê để tạo ra cây cà phê có giá trị gia tăng hơn, có nhiều sản phẩm tinh tế, vượt trội hơn thời gian vừa qua. Từ đó tạo ra chuỗi ngành hàng để tăng giá trị cho cây cà phê.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng đoàn công tác thăm HTX Nông nghiệp Nam Yang (Gia Lai). Ảnh: Minh Quý.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng đoàn công tác thăm HTX Nông nghiệp Nam Yang (Gia Lai). Ảnh: Minh Quý.

Theo đó, biện pháp cần thiết nhất hiện nay là, phải thay đổi toàn diện chuỗi cung ứng sản phẩm cà phê xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên, từ phương thức sản xuất, kinh doanh đến xuất khẩu.

Thứ nhất, lựa chọn vùng sản xuất có điều kiện khí hậu, độ cao, ánh sáng, độ ẩm, chất đất, nguồn nước và các yếu tố môi trường thuận lợi cho việc canh tác các loại cà phê có chất lượng cao. Ở tỉnh Gia Lai qua kết quả phân tích, cà phê có lượng cafein cao, sau khi chế biến có hương vị đậm đà, diện tích tập trung ở các huyện Chư Sê, Đak Đoa, Ia Grai, Chư Prông. Vì vậy VnSAT và địa phương đã chọn 4 huyện này để đầu tư phát triển sản phẩm cà phê đặc sản của tỉnh, các địa phương khác cần triển khai theo hướng này.

Ông Lê Văn Hiến, Giám đốc Dự án VnSAT Trung ương làm việc tại tỉnh Đăk Lăk. Ảnh: T.A.

Ông Lê Văn Hiến, Giám đốc Dự án VnSAT Trung ương làm việc tại tỉnh Đăk Lăk. Ảnh: T.A.

Thứ hai, lựa chọn giống và kỹ thuật trồng trọt hiệu quả, giảm tác động bất lợi đến môi trường; Chú trọng vấn đề thu hái, sơ chế và bảo quản sau thu hoạch, kiên quyết không hái quả xanh và phơi trên nền đất. Xây dựng tiêu chuẩn quản lý chất lượng cho những nhà rang xay. Nếu những nhà rang xay tập trung vào cà phê đặc sản thì họ sẽ khắt khe hơn với nguồn nguyên liệu đầu vào. Các nhà sản xuất cà phê tại Gia Lai cũng cần quan tâm đến đời sống công nhân, có trách nhiệm với cộng đồng để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ ba, cần sớm ban hành tiêu chí Trang trại sản xuất nông nghiệp trong đó có trang trại sản xuất cà phê chất lượng cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhà rang xay cũng như thị trường trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu phối hợp đẩy mạnh tập huấn, cung cấp thông tin, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, qui trình sản xuất cà phê chất lượng cao cho nông dân thông qua việc đầu tư cho chăm bón, kỹ thuật canh tác, sử dụng phân bón sinh học hoặc hữu cơ.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cùng đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm tại HTX Nông nghiệp Công bằng Thuận An. Ảnh: T.A.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cùng đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm tại HTX Nông nghiệp Công bằng Thuận An. Ảnh: T.A.

Thứ tư, cần có cơ chế, chính sách cụ thể hỗ trợ giúp đỡ các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Hiệp hội cà phê các địa phương hoạt động thiét thực, có hiệu quả, làm cầu nối, phối hợp, kết nối đến các xã viên, hội viên, tổ viên những người trồng cà phê trong chuổi sản xuất từ trồng trọt đến thu hoạch, sơ chế, thu gom, chế biến, xuất khẩu ra thị trường không thể để từng hộ nông dân tự mày mò tìm hiểu các thông tin trong sản xuất và yêu cầu từ thị thị trường như hiện nay.

Theo Th.S Nguyễn Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam, với các giải pháp trên đây sẽ giúp các nông hộ, doanh nghiệp trồng, sản xuất và chế biến cà phê chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị cà phê và ổn định xuất khẩu, tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại…

Ông Cao Thanh Sơn, Phó giám đốc BQL Dự án VnSAT Trung ương cho biết, sau 6 năm triển khai tại 5 tỉnh Tây nguyên Dự án VnSAT đã đào tạo, tập huấn sản xuất cà phê bền vững cho hơn 60.572ha/52,461 hộ nông dân; tái canh bền vững cho 28.948ha/29.234 hộ nông dân. Xây dựng và củng cố hơn 180 các HTX/THT về phát triển cà phê bền vững. trong đó khi mới triển khai thực hiện dự án 5 tỉnh Tây Nguyên mới có khoảng 20 HTX và 40 tổ hợp tác sản xuất cà phê theo hướng bền vững.

Bên cạnh đó 51 vườn ươm sản xuất giống cũng được cấp giấy chứng nhận. Diện tích tưới nước tiết kiệm và tưới tiên tiến cũng được triển khai nhân rộng trên địa bàn 5 tỉnh Tây nguyên với 190ha/110 hộ áp dụng tưới nhỏ giọt, 349 hộ/206 hộ áp dụng tưới phun mưa tại gốc (Quy trình đã được Bộ NN&PTNT công nhận áp dụng cho dự án). Ngoài ra VnSAT cũng giúp các hợp tác xây dựng quản trị mô hình phát triển theo hướng bền vững.

Sau 6 năm triển khai, Dự án VnSAT đạt và vượt các mục tiêu đề ra ban đầu, có sức lan tỏa rộng lớn trong việc thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Minh Hậu.

Sau 6 năm triển khai, Dự án VnSAT đạt và vượt các mục tiêu đề ra ban đầu, có sức lan tỏa rộng lớn trong việc thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Minh Hậu.

Đến hết năm 2020 dự án đã thực hiện và bàn giao đưa vào sử dụng 42 TDA đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu sản xuất café cho các TCND/HTX. Hỗ trợ xây dựng trên 34.000m2 sân phơi, 36 nhà kho trữ lượng chưa trên 10.000 tấn café nhân, 11km đường điện, 85km đường giao thông, 58 máy sấy và 209 thiết bị sơ chế cà phê. Năm 2021 dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ đầu tư khoảng 30 tiểu dự án về cơ sở hạ tầng liên kết vùng nguyên liệu cho các tổ chức nông dân, HTX trong vùng dự án.

Đối với nông dân Tây Nguyên, Dự án VnSAT đã giúp người trồng cà phê thay đổi nhận thức, tập quán, phương thức canh tác truyền thống sang tiên tiến, từ đó nâng cao năng xuất, hiệu quả. "Bài học rút ra là để triển khai thực hiện dự án được hiệu quả thì việc xác định hành lang pháp lý của Dự án phải được triển khai và thống nhất ngay từ đầu và phải thực hiện xuyên suốt dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.

Bên cạnh đó sự ủng hộ của chính quyền địa phương từ cấp cao nhất (UBND tỉnh, huyện, xã...) đến các tổ nhóm nông dân, cùng với sự đồng lòng của người dân đã giúp cho Dự án đạt và vượt các mục tiêu đề ra ban đầu, có sức lan tỏa rộng lớn trong việc thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu", ông Cao Thanh Sơn, Phó Giám đốc BQL Dự án VnSAT Trung ương cho biết.

Qua chuyến khảo sát các mô hình liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ cà phê của Dự án VnSAT tại các tỉnh Tây Nguyên, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam đã đánh giá cao những kết quả đạt được và những tác động rất lớn của Dự án VnSAT đối với ngành hàng cà phê và kinh tế nông nghiệp địa phương. Thứ trưởng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án vùng nguyên liệu bền vững đạt chuẩn. Và gợi ý: Để làm được việc này, phải xây dựng và phát triển các tổ khuyến nông cộng đồng truyền thông và phát triển vùng nguyên liệu; hỗ trợ, tư vấn phát triển các HTX, kết nối thị trường cho nông dân; đẩy mạnh kết nối, liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp với HTX, nông dân sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê.

“Để xây dựng được vùng nguyên liệu, Bộ NN-PTNT sẽ hỗ trợ đầu tư một phần đường giao thông, nhà kho, sân phơi, silo chứa cà phê... Vùng nguyên liệu sẽ thúc đẩy liên kết chuỗi cà phề bền vững, từ đó tạo sự lan tỏa ra các địa phương khác để có vùng nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ trong nước và xuất khẩu”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết.

Xem thêm
Siêu thị, chợ đầu mối lo ngại giá thực phẩm Tết tăng cao vì kẹt xe

TP.HCM Theo một số doanh nghiệp, hệ thống phân phối tại TP.HCM, nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ Tết phong phú, nhưng lo ngại khó khăn trong khâu vận chuyển, dẫn đến... giá tăng cao.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Điện gió của T&T Group tại Lào sẽ được xuất khẩu về Việt Nam

Điện từ dự án điện gió Savan 1 của T&T Group tại Lào sẽ được bán cho Việt Nam, qua đó góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.