| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng nông nghiệp các nước EU kêu gọi dừng chăn nuôi thú lấy da lông

Thứ Tư 28/06/2023 , 10:45 (GMT+7)

Bộ trưởng nông nghiệp các nước EU đang thúc đẩy một lệnh cấm trên toàn khối về chăn nuôi thú lấy da lông và lệnh cấm buôn bán sản phẩm từ các động vật này.

Bộ trưởng Nông nghiệp Đức, Cem Özdemir, đã lên tiếng về 'yêu cầu khẩn cấp' tới Ủy ban để 'xem xét việc cấm chăn nuôi động vật lấy da lông'. Ảnh: Four Paws.

Bộ trưởng Nông nghiệp Đức, Cem Özdemir, đã lên tiếng về 'yêu cầu khẩn cấp' tới Ủy ban để "xem xét việc cấm chăn nuôi động vật lấy da lông". Ảnh: Four Paws.

Tuy nhiên Ủy ban Châu Âu (EC) cho biết cần thu thập thêm các ý kiến về khía cạnh khoa học để thực hiện các lệnh cấm này.

Hồi đầu tuần này, liên minh các nước thuộc khối EU cùng đồng thuận ủng hộ một lệnh cấm chăn nuôi lấy da lông thú bao gồm hành vi gây giống và giết động vật hoang dã có lông chỉ để lấy da của chúng, chẳng hạn như chồn, cáo và gấu chó.

Sáng kiến do các phái đoàn Đức, Áo và Hà Lan nêu ra đã được thảo luận trong cuộc họp hàng tháng của các bộ trưởng nông nghiệp (Hội đồng AGRIFISH) tại Luxembourg.

Bộ trưởng Nông nghiệp Đức, Cem Özdemir, đã lên tiếng về 'yêu cầu khẩn cấp' tới Ủy ban để "xem xét việc cấm chăn nuôi động vật lấy da lông" theo bản sửa đổi sắp tới về các quy tắc phúc lợi động vật dự kiến thông qua vào tháng 9 năm nay.

Ông nói: “Chúng ta đang nói về những loài động vật không được thuần hóa với những nhu cầu phức tạp mà không được để tâm đến một cách đúng đắn", đồng thời cho biết thêm rằng “việc nhân giống và giết những loài động vật này để sản xuất ra những sản phẩm xa xỉ không thiết yếu là không thể bao biện được về mặt đạo đức”.

Các nước khác như Bỉ, Estonia, Luxembourg, Czechia và Lithuania đều thể hiện sự đồng thuận với sáng kiến này.

Litva là nằm trong thiểu số các nước phản đối lệnh cấm trong một cuộc họp của ngành nông nghiệp vào năm ngoái. Tuy nhiên, đến nay, nước này sắp trở thành quốc gia thứ 20 ở Châu Âu cấm chăn nuôi lông thú.

Phần Lan và Ba Lan hiện là quốc gia EU có số lượng trang trại nuôi thú có lông cao nhất, nhưng các quốc gia khác như Tây Ban Nha, Hy Lạp và Litva lại đứng đầu danh sách nuôi chồn hương.

Phần Lan và Hy Lạp nằm trong số các quốc gia lên tiếng phản đối lệnh cấm được đề xuất, trong khi Tây Ban Nha không bình luận về vấn đề này.

Bộ trưởng Nông nghiệp Phần Lan Sari Essayah cho biết: “Quyền lợi của động vật có lông có thể và nên được trực hiện trên cơ sở kiến thức khoa học mới nhất và các phương pháp thực hành tốt nhất mà không cần phải cấm ngành công nghiệp này”.

Tương tự, đại diện của Hy Lạp, Giorgos Topoglidis, đã nhấn mạnh 'tầm quan trọng về phương diện kinh tế' của ngành công nghiệp trong nước và chỉ ra rằng đó là 'một hoạt động hợp lý’ trong kế hoạch chiến lược quốc gia về Chính sách nông nghiệp chung (CAP) của họ.

Stella Kyriakides, Ủy viên Y tế EU phụ trách các quy định về phúc lợi động vật, cho biết “chưa có ý kiến khoa học nào từ Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) về phúc lợi của động vật có lông để chỉ đạo công việc của Ủy ban trong lĩnh vực này.”

Nếu lệnh cấm được thông qua, dự kiến có khoảng 1.000 trang trại của EU sẽ bị ảnh hưởng, và cần một khoản hỗ trợ kinh tế khoảng 225 triệu euro cho hoạt động này.

Theo Euractiv

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Mỹ lần đầu sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 tấn công Houthi

Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tấn công các kho vũ khí của lực lượng Houthi ở Yemen vào sáng 17/10.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.