| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Tư pháp muốn hạ độ tuổi kết hôn

Thứ Ba 14/01/2014 , 08:56 (GMT+7)

Theo Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, với thực tế tảo hôn đang diễn ra, nếu không công nhận thì phần thiệt thòi cho phụ nữ và trẻ em là rất lớn.

Theo Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, với thực tế tảo hôn đang diễn ra, nếu không công nhận thì phần thiệt thòi cho phụ nữ và trẻ em là rất lớn.

Sau khi Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp vừa qua, dự luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) với một số vấn đề còn tranh luận như độ tuổi kết hôn, hệ quả việc chung sống giữa người đồng giới tiếp tục được thảo luận tại Ủy ban Thường vụ ngày 13/1.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, đa số ý kiến tán thành đề nghị hạ tuổi kết hôn của nam từ 20 tuổi như quy định hiện hành xuống bằng tuổi của nữ - từ đủ 18 tuổi. Bà Mai cho rằng, việc hạ độ tuổi kết hôn với nam bảo đảm phù hợp quy định của pháp luật hiện hành về tuổi thành niên, nguyên tắc bình đẳng giới và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Thực tế, tuổi kết hôn trung bình của nam, nữ đều cao hơn khá nhiều so với tuổi kết hôn được quy định trong Luật và có xu hướng ngày càng tăng. "Việc quy định độ tuổi kết hôn đủ 18 chỉ là độ tuổi tối thiểu, thể hiện sự bình đẳng về quyền của cả hai giới", bà Mai cho hay.


Bộ trưởng Hà Hùng Cường

Đại diện cơ quan soạn thảo, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho hay, luật hiện hành quy định tuổi kết hôn là 17 tuổi + 1 (tức chỉ cần qua sinh nhật 17 tuổi một ngày) với nữ. Như vậy, dù có hạ tuổi kết hôn với nữ xuống 16 để phù hợp với thực tế phong tục một số địa phương thì cũng chỉ là hạ một tuổi chứ không phải hạ hai tuổi như nhiều ý kiến phản đối.

Lấy dẫn chứng từ thực tế tảo hôn diễn ra hàng ngày, ông Cường cho rằng không thể không nhìn thẳng vào sự thật đó. "Việc xử lý tảo hôn rất khó. Việc không công nhận chẳng ngăn được người dân vẫn cưới hỏi sớm theo tập tục, thói quen và thiệt thòi luôn là phụ nữ và trẻ em”, Bộ trưởng Tư pháp nói.

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu gợi mở hướng xử lý những khu vực có tính đặc thù. "Trong chuyến công tác mới đây tới huyện Mường Lát (Thanh Hóa), chúng tôi thấy có cháu mới 14 - 15 tuổi đã có vài con, có đồng chí chủ tịch xã người Mông chưa đến 40 tuổi đã có 9 con. Phong tục của họ còn khác lắm chứ không như mong muốn của chúng ta", ông Lưu nói.

Theo ông, nên xem xét ở nơi nào có thể cho phép nữ kết hôn từ 16 tuổi, nếu không quy định người dân vẫn vi phạm. Riêng tuổi kết hôn nam giới, ông Lưu tán thành việc giữ nguyên.

Tuy nhiên, quan điểm này không được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ủng hộ. Theo Chủ tịch Quốc hội, xây dựng luật phải theo xu hướng tiến bộ, tức là thực tế tuổi kết hôn ngày càng tăng, cớ gì dự luật lại tính kéo tụt xuống. Theo ông Hùng, nếu luật sửa đổi hạ tuổi kết hôn không những không giải quyết được vấn đề tảo hôn mà còn "vẽ đường cho hươu chạy". "Có nên chấp nhận cái cũ hay phải để tiếp tục vận động, tuyên truyền để thay đổi thực tế?", Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý thậm chí còn "cứng rắn" hơn khi cho rằng, nếu sửa độ tuổi kết hôn để đảm bảo nam nữ bình quyền thì phải nâng tuổi kết hôn của nữ từ 18 lên 20 tuổi chứ không phải đánh tụt đi. Bởi phụ nữ càng kết hôn, lập gia đình sớm sẽ càng nhiều nguy cơ, thiệt thòi.

Liên quan tình trạng chung sống giữa những người cùng giới tính, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng băn khoăn trước nghịch lý đã không cấm thì tại sao không đi đến cùng, tức là công nhận hôn nhân đồng giới. Chính cộng đồng người đồng giới cũng nhiều lần lên tiếng, cho rằng người làm luật không hiểu về đồng tính.

Tuy nhiên, theo Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Hiến pháp vừa sửa đổi nêu nguyên tắc “nam, nữ có quyền kết hôn” tức là chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới. Luật không thể quy định ngoài khuôn khổ Hiến pháp.

"Hai người đồng giới sống với nhau phải xác định không thể sinh con, nghĩa là mục đích lập gia đình không đạt được nên không thể gọi là hôn nhân. Các nước thừa nhận hôn nhân đồng giới thì những quy định điểu chỉnh chi tiết trách nhiệm, quan hệ với con cái, con riêng cũng chưa cụ thể", ông Lưu cho biết.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm