| Hotline: 0983.970.780

Bón NPK Ninh Bình cho cây ngô vụ đông

Thứ Năm 18/10/2018 , 07:30 (GMT+7)

Với vai trò là cây lương thực được xếp thứ hai sau cây lúa nên từ lâu nông dân khu vực đồng bằng sông Hồng đã rất coi trọng đến việc phát triển diện tích ngô. Đến nay đồng bằng sông Hồng đã trở thành vựa ngô lớn của cả nước.

11-17-34-ngo-dong-thi-binh093536171
Sử dụng NPK Ninh Bình đúng khuyến cáo sẽ tăng năng suất chất lượng ngô vụ đông

Trước đây ngô đông xuân và ngô xuân là hai vụ chính được trồng với diện tích lớn năng suất cao. Nhưng những năm gần đây diện tích ngô đông xuân và ngô xuân giảm. Thay vào đó là diện tích ngô đông tăng rất nhanh chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất ngô cả năm của toàn vùng. Ngô đông được gieo từ trung tuần tháng 9 đến đầu tháng 10 chủ yếu trên đất hai lúa và đất màu.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô rất cao. Tùy thuộc vào đất, giống và mùa vụ thì nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô là khác nhau. Theo tính toán của nhà chuyên môn, để đạt được 10 tấn ngô hạt/ha thì cây ngô cần lượng dinh dưỡng cơ bản khoảng 200kg N, 90kg P2O5, 178kg K2O, 430kg SiO, 200kg CaO, 70kg MgO, 20kg S và nhiều chất vi lượng khác như Zn, Fe, Bo, Mn...

Theo kết quả nghiên cứu khoa học và từ thực tiễn sản xuất cho thấy, để cây ngô khỏe mạnh, ít sâu bệnh hại và cho năng suất, chất lượng cao cây cần được cung cấp đầy đủ và cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Công ty cổ phần Phân lân Ninh Bình (Niferco) với bề dày trên 40 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân bón, đã cho ra đời các sản phẩm phân bón có chất lượng, uy tín; được bà con nông dân trên toàn quốc và nước ngoài rất tin dùng.

Hàng năm Công ty đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu, đa dạng hóa nhiều sản phẩm khác nhau, đem lại năng suất cao cho bà con nông dân, trong đó có các loại phân bón chuyên dùng cho cây ngô.

Phân NPK bón cho cây ngô của Công ty sản xuất là loại phân tan nhanh, cung cấp kịp thời và đầy đủ các chất dinh dưỡng để cây phát triển khỏe, tránh bị còi cọc, huyết dụ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng.

-Sản phẩm phân bón lót cho ngô: NPKS 5.10.3-8; NPKS 6.9.3-8; NPKS 6.10.2-8; NPKS 8.7.3-8; NPKS 8.6.4-8; NPKS 8.10.3-8 có hàm lượng dinh dưỡng N = 5-8%, P2O5 = 6-10%, K2O = 2-4%, S = 8% và các chất trung, vi lượng.

-Sản phẩm phân bón thúc cho ngô: NPK 12.2.10 + TE; NPK 11.2.11 + TE có hàm lượng dinh dưỡng N = 11-12%, P2O5 = 2%, K2O = 10-11%, S = 12% và các chất trung, vi lượng, tổng hàm lượng dinh dưỡng đạt > 36%.

Để đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng phân NPK Ninh Bình cho cây ngô về lượng bón, thời gian bón và kỹ thuật bón như sau:

-Bón lót: Sử dụng các loại phân NPK chuyên dùng bón lót cho Ngô với khối lượng 20 - 25kg/sào (360m2) kết hợp với 300 - 400 kg/sào phân chuồng hoai mục, bón toàn bộ xuống đáy hốc hoặc đáy rãnh sau đó phủ kín đất và tra hạt. Nếu đặt bầu lưu ý mặt bầu thấp bằng mặt luống, lấy đất phủ kín hạt và bầu ngô.

- Bón thúc: Chia làm 2 đợt bón. Đợt 1 khi cây 3 - 4 lá bón 10 -12,5kg/sào (360m2). Đợt 2 khi cây 9 - 10 lá (khi xoáy nõn chuẩn bị chỗ cờ) bón 10 - 12,5 kg/sào phân bón thúc. Khi bón thúc thì bón cách gốc cây từ 10 - 15cm kết hợp xới xáo vun đất lấp kín phân. Nếu ở rãnh ngô có bùn thì dùng bùn trát kín phân có tác dụng chống thất thoát phân, hạn chế cỏ dại, tạo điều kiện cho rễ cây phát triển tốt.

Chú ý: Khi bón phân cho cây ngô đông phải giữ độ ẩm của đất thời kỳ cây con, khi cây trưởng thành xoáy nõn đến trỗ cờ ra bắp giữ nước ở đáy rãnh luống là rất tốt để cây phát triển. Cần theo dõi tình hình cây thiếu dinh dưỡng để bón bổ sung phân kịp thời.

Phân bón của Công ty cổ phần Phân lân Ninh Bình luôn đảm bảo uy tín về chất lượng, giá bán cạnh tranh, phục vụ kịp thời. Kính mong bà con nông dân hãy tích cực sử dụng phân bón Ninh Bình đúng cách, đúng chủng loại, đúng lượng và đúng lúc để giúp cây ngô đông phát triển cân đối, cho năng suất cao và chất lượng tốt.

 

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.