Lý do sử dụng nhiều các loại cam để trồng là vì nếu bà con trồng cây ghép thì chỉ sau 2,5 - 3 năm đã cho thu hoạch. Các nhà khoa học khuyên người trồng phải tìm đúng nguồn giống tốt, đủ chất lượng để sử dụng.
Hiện có nhiều cơ quan sản xuất cây giống có uy tín như Viện Nghiên cây ăn quả miền Nam bao gồm Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả đóng tại Hắc Dịch, Bà Rịa - Vũng Tàu hoặc các Trung tâm Khuyến nông của các tỉnh đều có sản xuất cây giống có chất lượng tốt.
Các cơ sở này là nơi cung cấp nguồn giống bảo đảm chất lương. Đồng thời các nhà khoa học cũng khuyên các hộ có thể tự tạo lấy nguồn giống bằng phương pháp ghép, trước khi thực hiện trồng ra sản xuất. Toàn bộ chu trình tạo giống cây ghép, tuy trải qua nhiều công đoạn, nhưng có 2 phần việc chính có ảnh hưởng lớn đến cây giống, đó là: 1/Tạo ra cây ghép và 2/Chăm sóc cây giống.
Tạo cây ghép: Để tạo ra cây giống cần tìm nguồn làm gốc ghép và nguồn làm chồi ghép. Công đoạn này đã có nhiều hộ ở các tỉnh đã thực hiện khá lành nghề. Để có nguồn làm chồi ghép bà con chọn cây tốt trong vườn của mình hay đặt hàng ở vườn của bà con khác, gọi là cây đầu dòng, chú ý về đặc tính ra hoa kết trái, cho năng suất, chất lượng và tính kháng sâu bệnh.
Còn về cây làm gốc ghép chú ý loại cây sinh trưởng khỏe, cũng chú ý về một số mặt ưu việt nổi trội, thích nghi tốt với điều kiện của địa phương, chọn lấy hạt chín đều, hạt no tròn, phơi khô, xử lý để gieo làm gốc ghép.
Khi cây làm gốc ghép đã đến tuổi để ghép (thường sau khi mọc khoảng 7 - 8 tháng) bà con tiến hành ghép. Chú ý cần tính toán số lượng cây giống sản xuất ra phải nhiều hơn số cây cần để trồng khoảng 20 - 25% hoặc nhiều hơn một ít để có điều kiện chọn lọc cây đủ tiêu chuẩn cho vườn cây chuyển đổi.
Chăm sóc cây giống: Công đoạn chăm sóc cũng có nhiều bước, nhưng quy trình bón phân cho vườn ươm đóng vai trò rất quan trọng. Vì cây giống khỏe sẽ là khâu quyết định cho sinh trưởng, năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm về sau.
Thường vườn ươm có thể thiết kế theo cách trồng trên luống hoặc trồng trong bầu: a/Trồng trên luống, luống cần vun cao, xới đất phơi khô để diệt bớt nấm bệnh, dùng nấm Trichoderma pha khoảng 100ml vào 30 - 40 lít nước tưới cho 10m2, sau đó bón vôi nung, liều bón 8 - 10kg/10m2, 30 - 40kg phân chuồng hoai, 5 - 6kg phân Đầu Trâu mặn phèn.
Nếu không có loại này thì dùng 8 - 10kg phân lân nung chảy, xới đều, lên luống rồi đặt cây giống theo khoảng cách cây cách cây 10 - 15cm. Khi cây trồng được 5 - 7 ngày, dùng phân Đầu Trâu 46A+ pha loãng 20 - 25g/bình 16 lít tưới đều quanh gốc cho cây bén rễ nhanh. Cứ 3 - 5 ngày tưới 1 lần cho đến khi cành đâm lá non đều thì dùng phân Đầu Trâu tăng trưởng NPK 19-16-6+TE để bón, liều 150 - 200g/10m2. Sau một tháng tăng liều lên 250 -300g/10m2, khoảng 7 - 10 ngày bón 1 lần. Sau 3 - 4 tháng tăng liều lên 350 - 400g/10m2. Ngưng bón trước khi đem cây ra trồng khoảng 10 - 15 ngày để cây không ra nhiều lá non, cây khỏe.
b/Trường hợp dùng bầu ươm bằng túi nhựa thì cần trộn tỷ lệ phân chuồng hoai với đất theo tỷ lệ 1:1, cũng sử dùng nấm Trichoderma để khử trùng, không cần bón vôi, chỉ cần dùng Đầu Trâu mặn phèn hay lân nung chảy bón 80 - 100g/túi 10kg đất. Sau khi trồng 4 - 5 ngày cũng dùng phân Đầu trâu 46A+ để tưới. Sau đó dùng Đầu Trâu tăng trưởng NPK 19-16-6+TE để bón, tốt nhất là pha nước loãng để tưới, liều 20 - 25g/bình 16 lít tưới, cách ngày tưới 1 lần, tưới vừa đủ ẩm. Cũng có thể dùng Đầu Trâu 215 + TE pha như trên để tưới, không cần sử dụng thêm bất cứ loại phân nào khác.