| Hotline: 0983.970.780

Bữa cơm gia đình thời hội nhập

Thứ Hai 25/03/2013 , 10:07 (GMT+7)

Cuộc sống gấp gáp vội vã của công việc thời mở cửa hội nhập đã khiến cho bữa cơm gia đình không trọn vẹn.

Cuộc sống gấp gáp vội vã của công việc thời mở cửa hội nhập đã khiến cho bữa cơm gia đình không trọn vẹn.

Hình như đã thành thông lệ, một bữa cơm gia đình hiếm hoi, vợ chồng chị Minh người cắm cúi và cơm, người dán mắt vào màn hình tivi, không ai nói với ai một lời. Không gian như đông cứng lại, thỉnh thoảng chỉ nghe tiếng anh quát cậu con trai "ăn đi!".

Bàn ăn có một đĩa xào tim cật nghi ngút khói, bát canh cải với thịt băm viên và đĩa cà pháo muối xổi, một bữa đơn giản nhưng đầy sự chăm chút yêu thương như vậy. Thế mà trong bữa cơm ấy không có tiếng nói, tiếng cười của cả hai người.

Anh chị vẫn sống với nhau như vậy đến chục năm nay. Chị quen với những bữa cơm gia đình ảm đạm ấy kể từ khi chị sinh con. Cũng nhiều năm, chị lặng lẽ quan sát cảnh ăn uống của những cặp vợ chồng gia đình khác trong bữa cơm của họ cũng đều mang một không khí buồn tẻ như gia đình chị. Trong bữa cơm họ thưởng thức món ăn một cách vội vàng, rồi mỗi người ai lại lao vào công việc của người ấy.

Cái cảnh vợ chồng ngồi ăn "im như thóc" ấy đã thể hiện áp lực công việc của thời hội nhập, không còn có nhiều thời gian để họ nói chuyện với nhau về những câu chuyện tình cảm trong cuộc sống. Chính vì thế bữa cơm gia đình mất đi cái không khí đầm ấm gia đình sau một ngày lao động vất vả, cực nhọc.

Đôi lúc chị thầm nghĩ: Không gia đình nào thóat khỏi quy luật của cuộc sống: Cơm áo gạo tiền, nên việc trao đổi, chuyện trò giữa vợ chồng trong bữa ăn cũng dần biến mất. Và chị không khỏi cảm thấy cô đơn trong bữa ăn gia đình khi mà chị đã nỗ lực hết mình phục vụ chồng con để có được một bữa cơm ngon mà không được đền đáp.

Chị ngậm ngùi nhớ về bữa cơm tuổi thơ của mình. Trời mưa, ba đi làm đồng về, quần áo ướt sũng, mẹ cũng bị ướt thấm từ trong ra ngòai. Xoong cơm độn mì hơi mùi gạo mốc, bát nước luộc rau muống vắt chanh, đĩa rau muống luộc quá lửa đen thui và những quả cà pháo mẹ muối mặn chát.

Mẹ kể, cụ hàng xóm nhà bên ra chợ đến từng người bán hàng trong chợ xin việc vặt làm để đổi lấy bát cơm nhưng chẳng ai mướn, thật là tội nghiệp. Nghe mẹ kể vậy, ba bảo cả nhà nhịn ăn mỗi người một ít cơm và ít thức ăn, bưng sang biếu cụ.

Hai chị em vừa "hóng" chuyện người lớn, vừa lốp cốp nhai cà, hít hà hương thơm toả ra từ bát cơm nóng sốt. Ba kể chuyện đi làm, mẹ kể chuyện ruộng vườn, câu chuyện được ba mẹ cường điệu một chút, pha trò một chút, vậy là cả nhà cười vui như tết. Chính vì lẽ đó mà chị em chị, thường mong đến bữa cơm để nghe ba và mẹ chuyện trò.

Đã không ít lần chị phàn nàn với chồng về chuyện đứa con trong bữa ăn thiếu lễ phép, không biết mời chào ai trước khi ăn. Với chị đây là truyền thống lễ phép trong ăn uống của người Việt Nam đã ngấm vào tiềm thức của những lớp người như chị. "Ăn trông nồi ngồi trông hướng", "Liệu cơm gắp mắm", "Nhịn miệng đãi khách".

Anh im lặng, vì theo anh lớp trẻ ngày nay nó đã khác nên anh chẳng bận tâm đến việc dạy dỗ con cái về những điều mà anh cho là “giáo điều”. Nhưng anh đâu có hiểu được rằng chính những việc mà anh cho là “giáo điều” ấy, lại là mạch nguồn của đạo lý làm người mà ngay khi còn nhỏ cần phải được tiếp thu và răn dạy.

Người răn dạy đó không ai khác chính là bố, người trụ cột trong gia đình. Nếu người bố biết trò chuyện với con, dạy con học hành, dạy con cách ứng xử trong lối sống... thông qua bữa cơm gia đình thì khi lớn lên đứa trẻ sẽ có một nhân cách tốt. 

Trong đời sống thời mở cửa, người ta chỉ có thể đắp xây thành công và cảm nhận hạnh phúc rõ rệt nhất trong bữa cơm gia đình sum họp. Những đứa con trong bữa cơm rất cần có sự định hướng của bố mẹ, được nghe những chuyện thất bại hay thành công trong công việc của người lớn, để các con thấy hết được giá trị của thành quả lao động mà ba mẹ đã có được, đồng thời hưởng thực những hương vị ẩm thực trong bữa ăn để trân trọng giá trị nhân văn của bữa cơm gia đình sum họp.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm