| Hotline: 0983.970.780

Bức thư của thiên tài A. Einstein đoạt giá hơn 100.000 USD

Thứ Năm 08/03/2018 , 09:35 (GMT+7)

Hơn 100.000 USD là số tiền một nhà sưu tầm đã trả để sở hữu một bức thư do chính nhà bác học thiên tài Albert Einstein viết tay với nội dung trao đổi về một trong những học thuyết nổi tiếng của ông.

09-07-32_nh1
Bức thư của Albert Einstein đoạt giá 100.000 USD tại phiên đấu giá ở Jerusalem

Bức thư viết tay trên được gửi năm 1928 từ Berlin (Đức) đến cho một nhà toán học phác thảo những ý tưởng của ông về Thuyết Tương đối. Một người mua không rõ danh tính đã mua bức thư với giá 103.700 USD trong cuộc đấu giá ở Jerusalem. 

Trong đoạn giới thiệu về hiện vật, nhà đấu giá Winner cho biết bức thư được viết vào một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong sự nghiệp làm khoa học của nhà vật lý Einstein khi ông tìm ra một trong những học thuyết lớn. Bức thư còn đi kèm một đoạn ghi chú do nhà bác học ghi nhanh ở mặt sau của phong bì. 

Tuy nhiên, đây không phải là bức thư có giá cao nhất trong số các di vật của Einstein. Tháng 10/2017, "Thuyết hạnh phúc", bức thư về công thức sống hạnh phúc của nhà bác học, đã được bán với giá 1,56 triệu USD, dù ban đầu ước tính chỉ khoảng 8.000 USD. 

Trong buổi đấu giá tại Jerusalem, nhiều thư từ và ảnh liên quan đến Einstein cũng được bán với giá hàng nghìn USD. Đặc biệt, trong số này là một ghi chú ngắn viết bằng tiếng Đức mà nhà bác học thể hiện tình cảm với một sinh viên người Italy khi ông tới thăm chị ở Florence tháng 10/1921. Nhà bác học khi đó 42 tuổi đã có cảm tình với một nữ sinh 22 tuổi sống ở căn hộ tầng trên nhà chị ông song cô gái quá ngượng không chịu gặp ông. Đoạn ghi chú ông để lại khi rời Florence trở về Đức đã được mua với giá 6.100 USD.

Những bức thư của Albert Einstein được bày bán đấu giá tại Jerusalem

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm