| Hotline: 0983.970.780

Bước chuyển mình theo thời cuộc ở Mỹ Xuyên

Thứ Ba 09/08/2022 , 10:29 (GMT+7)

Sóc Trăng Nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, huyện Mỹ Xuyên tập trung chuyển đổi nhiều mô hình sản xuất phù hợp với hai vùng sinh thái ngọt và vùng sinh thái nước lợ.

Tôm - lúa hữu cơ, hướng đi bền vững

Con đường bê tông dẫn vào ấp Hòa Bình, xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, được đầu tư theo chuẩn nông thôn mới, kiên cố và rộng rãi, đáp ứng tốt nhu cầu lưu thông và vận chuyển hàng hóa của bà con trong vùng. Đây cũng là nơi đặt đại bản doanh của Hợp tác xã tôm - lúa Thanh Bình, một tổ chức nông dân đang có sự chuyển mình mạnh mẽ theo thời cuộc. Bước chuyển mình không chỉ giúp hợp tác xã thích ứng tốt với điều kiện biến đổi khí hậu, phát triển sản xuất bền vững, mà còn tạo ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cao của thị trường, mang lại giá trị gia tăng cao.

Hợp tác xã tôm - lúa Thanh Bình đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Trong ảnh: Ông Đặng Thanh Sang, Giám đốc Hợp tác xã đang chăm sóc tôm nuôi và cho tôm ăn. Ảnh: Trung Chánh.

Hợp tác xã tôm - lúa Thanh Bình đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Trong ảnh: Ông Đặng Thanh Sang, Giám đốc Hợp tác xã đang chăm sóc tôm nuôi và cho tôm ăn. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Đặng Thanh Sang, Giám đốc Hợp tác xã tôm - lúa Thanh Bình cho biết, vùng sản xuất của đơn vị nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa khí hậu rõ rệt. Mỗi năm thường có 6 tháng mùa mưa và 6 tháng mùa khô, nước mặn xâm nhập, tạo ra vùng nước lợ. Đây là điều kiện thuận lợi, phù hợp để phát triển sản xuất luân canh một vụ tôm, một vụ lúa (mô hình tôm - lúa).

Vị trí đất sản xuất tập trung, gần đường giao thông nên thuận tiện cho việc vận chuyển, giao thương hàng hóa. Trình độ sản xuất khá đồng đều, sự đồng thuận của thành viên cao nên trong sản xuất tạo ra được một khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Hiện Hợp tác xã hiện có 16 thành viên, với ngành nghề chính là nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng lúa và rau màu, chăn nuôi, cung ứng tôm giống, lúa giống, phân bón, liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản tôm và lúa của bà con nông dân.

Hợp tác xã tôm - lúa Thạnh Bình, chuyển đổi sản xuất hữu cơ, với lợi thế nuôi tôm quảng canh cải tiến mật độ thưa nên tôm thu hoạch đạt kích cỡ lớn bán được giá cao. Ảnh: Trung Chánh.

Hợp tác xã tôm - lúa Thạnh Bình, chuyển đổi sản xuất hữu cơ, với lợi thế nuôi tôm quảng canh cải tiến mật độ thưa nên tôm thu hoạch đạt kích cỡ lớn bán được giá cao. Ảnh: Trung Chánh.

Theo ông Sang, trong những năm gần đây, các hộ xã viên đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật, liên kết sản xuất, góp phần tăng năng suất, tăng chất lượng cả tôm và lúa so với hình thức sản xuất truyền thống trước đây. Với lợi thế nuôi tôm quảng canh cải tiến mật độ thưa nên tôm thu hoạch đạt kích cỡ lớn (từ 20 - 30 con/kg). Về canh tác lúa, bà con nông dân sử dụng giống lúa thơm ST24 và ST25 chất lượng cao, được các doanh nghiệp hợp đồng bao tiêu với giá cao. Từ đó, đã nâng cao thu nhập cho bà con xã viên.

Để giảm chi phí trong sản xuất, Hợp tác xã đã tìm các đối tác liên kết sản xuất, cung cấp vật tư đầu vào với giá tốt, giúp xã viên mua được hàng chất lượng với chi phí giảm.  Đây là vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của hợp tác xã vì vậy hợp tác xã đã vậy tìm cho mình các đối tác có ý kiến cộng với sự chỉ đạo quản lý tốt để nắm bắt nhu cầu và diễn biến thị trường trên cơ sở đó xây dựng cho mình một chiến lược sản xuất và kinh doanh hợp lý mang lại hiệu quả cao cho các thành viên của các xã.

Lợi thế của hợp tác xã là các thành viên có diện tích đất sản xuất tập trung, liền kề nên thuận tiện cho việc quản lý bố trí sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm, hợp tác xã nằm trong vùng có lao động nông thôn dồi dào và có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Vì thế việc bố trí sản xuất thuận lợi, năm 2021 hợp tác xã bắt đầu chuyển dịch sản xuất 25ha lúa hữu cơ với năng suất trung bình 6 tấn/ha, sản lượng thu được 150 tấn với doanh thu hơn 1,1 tỷ đồng. Nuôi tôm quảng canh 32 ha với 2 đối tượng thả nuôi chính là tôm sú và tôm thẻ thẻ chân trắng, năng suất thu hoạch khoảng 1 tấn/ha, sản lượng hơn 32 tấn và doanh thu đạt hơn 3,2 tỷ đồng.

Đầu tư hạ tầng, giảm chi phí sản xuất

Ông Trần Quốc Quang, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Mỹ Xuyên cho biết, nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, huyện Mỹ Xuyên đã chỉ đạo tập trung chuyển đổi nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng, trong đó có hai vùng sinh thái ngọt và vùng sinh thái nước lợ.

Liên kết sản xuất tôm - lúa hữu cơ, nông dân ứng dụng vi sinh trong xử lý môi trường nước giúp nuôi tôm hiệu quả, đạt năng suất và chất lượng. Ảnh: Trung Chánh.

Liên kết sản xuất tôm - lúa hữu cơ, nông dân ứng dụng vi sinh trong xử lý môi trường nước giúp nuôi tôm hiệu quả, đạt năng suất và chất lượng. Ảnh: Trung Chánh.

Đối với vùng nước lợ, thế mạnh là nuôi trồng thủy sản, ngoài diện tích nuôi tôm thâm canh, huyện còn phát triển mô hình luân canh tôm - lúa. Nhờ điều kiện thời tiết đặc thù 6 nước ngọt, 6 tháng nước lợ, rất phù hợp để huyện Mỹ Xuyên phát triển mô hình này.

Riêng vùng chuyên sản xuất lúa/màu, huyện Mỹ Xuyên đang triển khai một số mô hình như: tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt trên rau màu, giúp tiết kiệm nguồn nước, giảm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế. Đối với cây lúa, huyện tổ chức tập huấn giúp nông và cơ cấu lại mùa vụ, nhất là né được hạn hán và mặn xâm nhập, bảo vệ tốt sản xuất.

Ngoài ra, huyện Mỹ Xuyên còn đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Qua đó, giúp ngành nông nghiệp huyện phát huy được nhiều lợi thế, đem lại hiệu quả trong sản xuất, giảm chi phí, giảm được công lao động và tăng lợi nhuận cho nông dân. Cùng với đó là áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, trong đó đối với vùng chuyên lúa đã áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất đạt 90% ở tất cả các khâu. Tuy nhiên, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất đối với mô hình tôm - lúa còn hạn chế, do điều kiện địa hình vận chuyển máy móc thiết bị còn gặp nhiều khó khăn.

Các xã viên hợp tác xã mạnh dạn áp dụng quy trình sản xuất lúa hữu cơ, với các giống lúa thơm ST24 và ST25, được doanh nghiệp thu mua với giá cao, mang lại lợi nhuận tốt. Ảnh: Trung Chánh.

Các xã viên hợp tác xã mạnh dạn áp dụng quy trình sản xuất lúa hữu cơ, với các giống lúa thơm ST24 và ST25, được doanh nghiệp thu mua với giá cao, mang lại lợi nhuận tốt. Ảnh: Trung Chánh.

Về hệ thống hạ tầng thủy lợi của huyện Mỹ Xuyên, hiện nay cơ bản đã hoàn chỉnh, hàng năm huyện vẫn ngăn mặn, trữ ngọt đáp ứng nguồn nước phục vụ nhu cầu sản xuất của nông dân. Hàng năm, huyện sẽ cho nạo vét các kênh, mương thủy lợi nội đồng cho vùng nuôi trồng thủy sản, cũng như vùng tôm - lúa hay chuyên tôm, đảm bảo lúc nào cũng có nguồn nước dự trữ đáp ứng cho sản xuất. Đến nay, huyện đã hoàn thành xong 73 công trình thủy lợi nội đồng kết hợp giao thông nông thôn, với tổng chiều dài hơn 64km, khối lượng gần 210.000m3, phục vụ tốt nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hiện huyện Mỹ Xuyên hoàn thành tốt chỉ tiêu thuỷ lợi nội đồng, nhờ vậy mà nông dân không lo thiếu nước tưới vào mùa khô hạn. Giá trị, năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi theo đó cũng tăng cao, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho bà con. Đồng thời, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng Lê Văn Đáng:

Liến kết tạo sức mạnh cho hợp tác xã nông nghiệp

Trong điều điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay thì việc hình thành các Hợp tác xã liên kết sản xuất là nhu cầu tất yếu, qua đó giúp các thành viên tham gia chủ động tổ chức lại sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.

Từ thực tế cho thấy, nhiều năm qua các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả. Thứ nhất, xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Thứ hai, tổ chức lại sản xuất, liên kết các hộ sản xuất nhỏ lẻ để có vùng sản xuất lớn. Thứ ba, đầu tư cơ sở hạ tầng về thủy lợi, điện, giao thông và logistics… đồng bộ. Thứ tư, đầu tư khoa học công nghệ và xây dựng quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng, ứng phó tốt với dịch bệnh và điều kiện biến đổi khí hậu. Thứ năm, xây dựng chuỗi liên kết với doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, ký kết bao tiêu sản phẩm đầu ra, nhất là các doanh nghiệp lớn về chế biến nông sản xuất khẩu.

Trọng Linh

Xem thêm
Tiêu thụ điện lập kỷ lục mới trong những ngày đầu nghỉ lễ

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng tiêu thụ điện ngày cả nước và công suất cực đại hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất