| Hotline: 0983.970.780

Bước vào cuộc cách mạng công nghiệp chăn nuôi heo lần thứ 2

Thứ Hai 23/10/2023 , 16:51 (GMT+7)

Việc đầu tư chăn nuôi heo (quy mô, công nghệ...) gần đây cũng chiếm tỷ trọng cao tương xứng và cao hơn nhiều so với các ngành chăn nuôi khác.

Chăn nuôi heo Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung. Việc đầu tư chăn nuôi heo (quy mô, công nghệ...) gần đây cũng chiếm tỷ trọng cao tương xứng và cao hơn nhiều so với các ngành chăn nuôi khác.

Tương lai, nếu một tập đoàn nắm giữ 20% thị phần chăn nuôi heo và những cái bắt tay, hợp nhất khác theo nhóm quốc gia/đối tác chiến lược thì khả năng không còn nhiều đất diễn cho chăn nuôi heo nông hộ. Điều đó có nghĩa là các nông hộ phải cho thuê/gia công hoặc đóng chuồng/chuyển mục đích khai thác/sử dụng khác. Điều này cũng giống với mô hình của các nước phát triển và xu thế phát triển các mô hình/dự án chăn nuôi lớn đã và đang triển khai thực hiện/vận hành trong những năm gần đây, đặc biệt là ở một số tỉnh thành Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ - xu thế này có thể dịch chuyển hoặc phát triển ở một số tỉnh thành Tây Nam bộ trong thập kỷ tới.

Tương lai, nếu một tập đoàn nắm giữ 20% thị phần chăn nuôi heo và những cái bắt tay, hợp nhất khác theo nhóm quốc gia/đối tác chiến lược thì khả năng không còn nhiều đất diễn cho chăn nuôi heo nông hộ. Điều đó có nghĩa là các nông hộ phải cho thuê/gia công hoặc đóng chuồng/chuyển mục đích khai thác/sử dụng khác. Điều này cũng giống với mô hình của các nước phát triển và xu thế phát triển các mô hình/dự án chăn nuôi lớn đã và đang triển khai thực hiện/vận hành trong những năm gần đây, đặc biệt là ở một số tỉnh thành Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ - xu thế này có thể dịch chuyển hoặc phát triển ở một số tỉnh thành Tây Nam bộ trong thập kỷ tới.

Có thể thấy chăn nuôi heo Việt Nam đã có bước chuyển mình lớn và sẽ đột phá mạnh trong công cuộc cách mạng công nghiệp chăn nuôi lần 2 (lần thứ nhất vào thập niên 1990), bắt đầu từ những năm đầu 2020. Hiện nay, Việt Nam là nước có số đầu heo thuộc top 5 thế giới.

Trong phạm vi bài viết này (i) Công nghệ mới được hiểu là công nghệ cũ nhưng vẫn được ứng dụng hiệu quả tại Việt Nam, chưa có công nghệ mới hơn, hoặc là công nghệ hoàn toàn mới; và (ii) Một số xu hướng và công nghệ về giống, thức ăn, chuồng trại và xử lý chất thải rắn sẽ được tập trung thảo luận.

Thực tế, các công nghệ mới gần đây được giới hạn và gói gọn trong hai từ “Chính xác” (Precision). Điều đó cũng có nghĩa là các công nghệ trước đây không phải là chưa chính xác mà là chưa hoàn toàn chính xác, vì vậy các công nghệ mới hiện nay tiến dần đến mức độ chính xác hơn.

Công nghệ chọn giống chính xác

Giống chiếm 2-6% giá thành sản xuất nhưng góp đến 40% vào năng suất, hiệu quả. Việc chọn tạo giống hiện nay dựa trên nền tảng cơ bản của di truyền học cổ điển (số lượng, quần thể - BLUP), kết hợp với di truyền học hiện đại (phân tử - MAS, giải trình tự thế hệ mới/chỉnh sửa gen, QTLs…). Các marker di truyền phân tử (Microarray kit) cũng dần được thương mại hóa.

Việc chọn tạo giống có khuynh hướng tập trung về chất lượng, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và sức kháng bệnh nhằm gia tăng sức chống chịu môi trường, giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi. Thêm vào đó, công tác quản lý giống cũng hướng đến tối ưu hóa nhu cầu môi trường nhằm tối ưu hóa năng suất cho vật nuôi.

Sự đóng góp của di truyền cổ điển và di truyền hiện đại vào giá trị giống.

Sự đóng góp của di truyền cổ điển và di truyền hiện đại vào giá trị giống.

Về cơ bản, việc cải tiến di truyền vẫn nhờ vào sự đóng góp lớn và miệt mài của di truyền học cổ điển - dữ liệu các dòng thuần, các cấp giống/phả hệ và các kênh thông tin khác (lò mổ, người mua giống nuôi thịt/giống sinh sản) đều được ghi nhận, kết nối và phân tích theo các mô hình truyền thống. Tuy nhiên, gần đây, các công nghệ gen có sự đột phá mạnh mẽ, tạo ra những nguồn giống kháng bệnh (ví dụ heo kháng E.Coli F18 và sắp tới là heo kháng PRRS - chỉnh sửa gen CD163 ngăn chăn virus xâm nhập vào tế bào). Điều này giúp cho công tác chọn lọc và cải tiến di truyền được thực hiện nhanh hơn, đồng thời tăng độ chính xác/hiệu quả chọn lọc/tối ưu hóa chọn lọc.

Chọn tạo heo kháng tai xanh thông qua công nghệ chỉnh sửa gen (https://doi.org/10.3389/fmicb.2022.1006464).

Chọn tạo heo kháng tai xanh thông qua công nghệ chỉnh sửa gen (https://doi.org/10.3389/fmicb.2022.1006464).

Công nghệ thức ăn chính xác

Công nghệ thức ăn hướng đến các các nguyên liệu sinh học/tự nhiên (probiotics/prebiotics/ acid hữu cơ/thảo dược/chống ôxy hóa… sử dụng các công nghệ vi sinh/lên men/ly trích dược chất/vi bọc…) nhằm thay thế/giảm thiểu sử dụng kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng… giúp vật nuôi tăng sức đề kháng/nâng cao giá trị sinh học/tiêu hóa - hấp thu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Công nghệ phối trộn thức ăn khô và lỏng cũng được thiết lập - kiểm soát tốt chất lượng. Thức ăn chứa trong các silo độc lập được quản lý bằng các phần mềm (https://doi.org/10.3390/ani11102983).

Công nghệ phối trộn thức ăn khô và lỏng cũng được thiết lập - kiểm soát tốt chất lượng. Thức ăn chứa trong các silo độc lập được quản lý bằng các phần mềm (https://doi.org/10.3390/ani11102983).

Công thức thức ăn đã được chi tiết đến từng vi chất (vitamin, axit amin, vi lượng hấp thu…) cho từng đối tượng vật nuôi kết hợp với hệ thống cho ăn chính xác (theo nhóm, cá thể, năng suất… ) sử dụng công nghệ chip, tự động hóa và các công nghệ khác giúp nhận diện cá thể, tạo điều kiện cho cá thể tiêu thụ thức ăn dễ hấp thu, tối ưu hóa năng suất của từng cá thể.

Công nghệ chuồng trại chính xác

Việc xây dựng/công nghệ đầu tư chuồng trại thường được các nhà đầu tư chú ý theo đặc điểm tự nhiên, khí hậu vùng miền, đối tượng vật nuôi nhằm tối ưu hóa chi phí (đầu tư, quản lý, vận hành…), quản lý được chặt chẽ (đàn, cám…), đồng thời nâng cao phúc lợi vật nuôi - một trong những yêu cầu bắt buộc cho mục tiêu kêu gọi vốn nước ngoài và xuất khẩu. Tuy nhiên, dù là công nghệ gì thì cũng phải dễ vận hành và vận hành an toàn (lao động và an toàn sinh học), dễ bảo trì/khắc phục những sự cố đơn giản, đảm bảo sản xuất được lưu thông xuyên suốt.

Hệ thống chuồng trại tích hợp đa công nghệ (www.skov.com).

Hệ thống chuồng trại tích hợp đa công nghệ (www.skov.com).

Các công nghệ mới được đưa vào thiết kế chuồng trại khá đa dạng và tinh tế. Nó là sự tích hợp đa công nghệ (tự động, AI, robot, camera…). Một chuồng trại hiện đại có thể (i) Kiểm soát/lọc không khí đầu vào bao gồm cả lọc nhiều loại virus, (ii) Điều hòa tiểu khí hậu, ẩm độ và thông thoáng đa chiều (giúp heo có sức khỏe tốt, tiêu thụ thức ăn nhiều và phát triển nhanh), (iii) Hệ thống báo động, mở khẩn cấp, điều hòa thông gió cơ học khi mất điện, (iv) Phần mềm (điện toán đám mây, số liệu thực tại thời gian thực, phân tích dữ liệu), (v) Nhận diện cá thể, cân/đếm heo/phát hiện heo bệnh-sốt bằng camera, (vi) Làm sạch không khí chuồng nuôi (khí thải, mầm bệnh, bụi: đồng hồ đo, tấm phân phối không khí, robot làm sạch hệ thống), (vii) Quản lý lượng và chất của thức ăn/nước uống…

Công nghệ quản lý chất thải

Xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải rắn hữu cơ, đang là mối bận tâm nhất hiện nay của người chăn nuôi. Việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống chất thải cần phải (i) Tuân thủ quy chuẩn/định về môi trường chăn nuôi (an toàn sinh học, hạn chế nguồn lây nhiễm/mùi hôi…); (ii) Tối ưu chi phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải; (iii) Chuyển hóa chất thải thành các nguồn vật/nguyên liệu có giá trị hơn; (iv) Xây dựng hệ sinh thái chăn nuôi thân thiện môi trường, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Có nhiều công nghệ xử lý chất thải nhưng tựu chung lại thì mô hình dưới đây vẫn được áp dụng rộng rãi và hiệu quả trong điều kiện chăn nuôi Việt Nam hiện nay.

Mô hình xử lý chất thải rắn.

Mô hình xử lý chất thải rắn.

Kết luận

Chăn nuôi heo đã và đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp chăn nuôi lần 2, đòi hỏi tính chuyên nghiệp, chuẩn mực, chất lượng… để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và khốc liệt ở thị trường trong nước và sản phẩm nhập nội.

Chăn nuôi heo đã và đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp chăn nuôi lần 2, đòi hỏi tính chuyên nghiệp, chuẩn mực, chất lượng. Ảnh: TL.

Chăn nuôi heo đã và đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp chăn nuôi lần 2, đòi hỏi tính chuyên nghiệp, chuẩn mực, chất lượng. Ảnh: TL.

Chính vì vậy những công nghệ mới giúp tăng giá trị sản phẩm, nâng cao hiệu quả chăn nuôi dù muốn hay không, dù ít hay nhiều (giảm thiểu lao động, nâng cao an toàn sinh học…) phải được áp dụng, đặc biệt là trên hệ thống chăn nuôi theo chuỗi (giống - thức ăn - sơ chế chiến/chế biến) đã và đang dần hình thành/hoàn thiện trong tương lai rất gần.

Công nghệ mới cũng là những thách thức đối với những nhà chăn nuôi vừa và nhỏ (chi phí đầu tư, vận hành, con người mới…). Vì vậy cần những hướng/chỉ dẫn, chính sách/hỗ trợ phù hợp, kịp thời và các nhà chăn nuôi vừa và nhỏ nên chủ động kết nối, tham gia vào các chuỗi để tối ưu hóa chi phí đầu tư công nghệ.

Dù là công nghệ gì thì yếu tố (i) thị trường (để mở rộng, đầu tư thị trường là quan trọng nhất, kế đến là (ii) dòng tiền (để có thể trụ vững trong nền kinh tế nói chung và kinh tế chăn nuôi vốn dĩ còn bấp bênh/chưa ổn định), (iii) nguồn nhân lực chất lượng cao (đáp ứng yêu cầu về quản lý/quản trị hệ thống trại lớn, công nghệ cao mà ở đó tương lai các kỹ sư chăn nuôi và bác sĩ thú y có thể là những công nhân bậc cao), (iv) an toàn sinh học (để có thể đứng vững trong cơn bão dịch bệnh ASF hiện tại và các bệnh mới/biến chủng của bệnh cũ), (v) môi trường trong sạch cần phải có trước/đảm bảo, trước khi nghĩ đến việc đầu tư chăn nuôi heo trong cuộc đua công nghiệp lần thứ 2 để có được năng suất cao, hiệu quả tối ưu và tính bền vững của chuỗi/hệ thống. Người chăn nuôi cá thể/doanh nghiệp vừa - nhỏ phải có chiến lược phù hợp, nên tham gia chuỗi giá trị với các công ty lớn.

Dù là công nghệ gì thì yếu tố (i) thị trường (để mở rộng, đầu tư thị trường là quan trọng nhất, kế đến là (ii) dòng tiền (để có thể trụ vững trong nền kinh tế nói chung và kinh tế chăn nuôi vốn dĩ còn bấp bênh/chưa ổn định), (iii) nguồn nhân lực chất lượng cao (đáp ứng yêu cầu về quản lý/quản trị hệ thống trại lớn, công nghệ cao mà ở đó tương lai các kỹ sư chăn nuôi và bác sĩ thú y có thể là những công nhân bậc cao), (iv) an toàn sinh học (để có thể đứng vững trong cơn bão dịch bệnh ASF hiện tại và các bệnh mới/biến chủng của bệnh cũ), (v) môi trường trong sạch cần phải có trước/đảm bảo, trước khi nghĩ đến việc đầu tư chăn nuôi heo trong cuộc đua công nghiệp lần thứ 2 để có được năng suất cao, hiệu quả tối ưu và tính bền vững của chuỗi/hệ thống. Người chăn nuôi cá thể/doanh nghiệp vừa - nhỏ phải có chiến lược phù hợp, nên tham gia chuỗi giá trị với các công ty lớn.

Nên nhớ rằng, không phải bất cứ công nghệ mới nào cũng có thể áp dụng được vào điều kiện chăn nuôi Việt Nam hiệu quả khi mà yếu tố con người chưa chuyên nghiệp/toàn diện (Ví dụ: Kể cả khi lắp đặt hệ thống lọc không khí đầu vào, nhưng nếu con người chưa tuân thủ nghiêm ngặt an toàn sinh học và trại nằm trong vùng dịch tễ nghiêm trọng thì khả năng trại xảy ra dịch vẫn luôn cao - điều này một số trại hiện đại cũng đã và đang trả giá).

PGS.TS Đỗ Võ Anh Khoa, PGS.TS Phạm Kim Đăng, PGS.TS Nguyễn Văn Đức, TS Nguyễn Tiến Thành, TS Nguyễn Tuyết Giang

Xem thêm
Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nông dân Cao Phong chuyển đổi hàng ngàn bể phun thuốc vuông sang tròn

Hầu hết bể phun thuốc hình vuông sau một thời gian sử dụng đều bị nứt nhưng bể hình tròn thì không. Sáng kiến của ông Cường đã được hàng ngàn nhà vườn áp dụng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.