| Hotline: 0983.970.780

Cá kèo lên hương

Thứ Năm 20/09/2012 , 10:25 (GMT+7)

Khi người nuôi tôm Sóc Trăng chuyển sang nuôi cá kèo đã đạt hiệu quả cao, kiếm bộn tiền nhờ gắn bó với đối tượng nuôi mới này.

Sau những mùa tôm thất bại, nhiều hộ dân nuôi tôm ở Sóc Trăng khốn đốn vì thua lỗ nặng tưởng chừng phải "gác nghiệp", ấy vậy mà khi chuyển sang nuôi cá kèo đã đạt hiệu quả cao, kiếm bộn tiền nhờ gắn bó với đối tượng nuôi mới này.

THẤT THU TÔM, BỘI THU CÁ

Chúng tôi đến các huyện Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung, Vĩnh Châu (Sóc Trăng) dễ dàng nhận ra những ao nuôi cá kèo giữa bạt ngàn vùng nuôi tôm công nghiệp khi hầu hết các ao đều có những tấm lưới phủ kín mặt nhằm ngăn chim cò bay về ăn cá.

Gặp chúng tôi, anh Nguyễn Thanh Sang, một chủ nuôi cá kèo nổi tiếng ở Khóm Bưng Tum, phường Khánh Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) vui vẻ tâm sự: “Trước kia gia đình tôi đã từng nuôi tôm công nghiệp, nhưng thấy giá cả quá bấp bênh, mấy năm bị thất bại liên tục do dịch bệnh hoành hành khiến nguồn vốn bị cạn dần. Có thời điểm gia đình tôi đã phải “treo ao” tính nghỉ nuôi, nhưng sau đó tôi quyết định huy động vốn đầu tư chuyển hướng sang thử chơi “canh bạc” cá kèo, không ngờ trúng mùa liền mấy vụ kéo lại được vốn...”.

Theo anh Sang, năm 2010 gia đình anh bắt đầu chuyển qua nuôi cá kèo sau những vụ tôm thất bại. Hiện anh đang thả nuôi 25 ao (khoảng gần 10 ha mặt nước) và là một trong những hộ nuôi cá kèo có quy mô lớn trong vùng. Đến thời điểm này có những ao đang chuẩn bị đến ngày thu hoạch.

Dẫn chúng tôi ra thăm hệ thống ao cá kèo sau nhà, anh Sang giới thiệu từng ao với những lứa cá kèo thả nuôi lệch ngày sẽ cho thu hoạch gối đầu quanh năm. Chỉ xuống ao thả đặc kín cá kèo, anh Sang tâm sự: “Từ khi nuôi mình thấy tự tin hơn vì cá kèo phát triển nhanh, mỗi lứa chỉ khoảng 4 tháng cho thu hoạch. Càng kéo dài ngày nuôi thì mức độ rủi ro càng lớn, lượng thức ăn đổ xuống ao cũng tăng, tốn kém”.

Theo anh Sang, ngay lúc đầu anh đã mạnh dạn thử nuôi 6 ao cá kèo, nguồn giống tìm mua tại các vùng ven biển các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh… Tuy nhiên, giống cá kèo tự nhiên không đủ cung khiến giá càng tăng cao, mùa thuận từ 180-210 đ/con, còn mùa nghịch có khi lên tới 400 đcon. Vậy nhưng nhờ cân đối đầu tư con giống, nguồn thức ăn tốt và quy trình nuôi bài bản mà mô hình cá kèo của gia đình anh luôn đạt hiệu quả cao.

Lúc đầu, 6 ao cá kèo anh cho thả ở mật độ 140-150 con/m2, tính cả tiền giống và thức ăn đầu tư hết 215 triệu đồng/ao. Sau 4 tháng nuôi đã cho thu hoạch được khoảng 6 tấn cá kèo, bán với giá từ 50.000-60.000 đ/kg, thậm chí có thời điểm giá cá vọt lên 75.000 đ/kg. Nếu trừ hết mọi khoản chi phí, gia đình anh vẫn thu lãi ròng được 135 triệu đ/ao.

Còn so với nuôi tôm sú công nghiệp (cùng thời điểm), cũng trên cùng diện tích mặt nước, đầu tư tiền con giống, thức ăn công nghiệp, thuốc, vôi, nhân công… hết khoảng 123 triệu đ/ao. Tuy nhiên, may mắn lắm cũng chỉ cho thu hoạch 1,8 tấn tôm/ao, với khoảng 100.000 đ/kg, sau khi trừ hết chi phí chỉ thu lãi ròng khoảng trên 50 triệu đ/ao, còn nếu tôm bị “dính” bệnh coi như trắng tay.

 Do vậy, tính ra nuôi cá kèo vẫn khỏe hơn nuôi tôm vì ít rủi ro, thị trường lại ổn định, tỉ lệ hao hụt cũng không đáng kể nên nhiều vụ gần đây trúng đậm.

CÁ KÈO HẾT "BÈO"

Ông Phan Thúc Liêu, GĐ Điều hành đơn vị kinh doanh thủy sản - Cty Cổ phần GreenFeed Việt Nam:

Cty đang phân phối trên thị trường hai dòng sản phẩm công nghiệp dành cho thủy sản là Aquagreen và SuperWhite. Đồng thời nghiên cứu tìm ra công thức dinh dưỡng tối ưu nhất rất phù hợp cho cá kèo. Hiện 2 dòng sản phẩm này đã ra mắt thị trường từ năm 2008, mỗi năm khoảng trên 10.000 tấn đáp ứng nhu cầu người nuôi cá kèo tại các tỉnh như Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu…

Do năm nay thời tiết thuận lợi, ngay đầu vụ giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên diện tích nuôi ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh… đều tăng đáng kể. Đến nay trên địa bàn Sóc Trăng, không chỉ riêng gia đình anh Nguyễn Thanh Sang mà nhiều hộ dân sau khi “chết” vì tôm đã chuyển sang nuôi cá kèo đều trúng.

Tương tự, hộ anh Nguyễn Thành Tươi, ấp Kinh Mới, xã Vĩnh Hiệp, thị xã Sóc Trăng đang thả nuôi 15 ao, với diện tích khoảng 40.000 m2 mặt nước. Đến nay gia đình anh đang thu hoạch 10 ao, do thả mật độ thưa nhưng bình quân mỗi ao anh cũng thu được khoảng 5 tấn cá kèo. Dự kiến với 15 ao này sẽ thu được 60 tấn cá kèo thương phẩm.

“Đúng là cá kèo giờ đã không còn “bèo” như trước nữa mà đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể trên vùng đất chuyên tôm này. Đây cũng là mức lợi nhuận hấp dẫn nhất từ trước đến nay, nuôi tôm công nghiệp cũng chẳng dám mơ”, theo anh Tươi.

Cũng theo anh Tươi, gia đình anh chỉ cho cá ăn loại thức ăn công nghiệp cao cấp chuyên cho cá kèo SuperWhite (của Cty Cổ phần GreenFeed Việt Nam) với các mã sản phẩm S6506M0 (dạng bột mịn), S6506M1 (dạng mảnh nhỏ), S6506M2 (dạng mảnh lớn), S6516A1 (dạng 1 li 35đạm), S6526A1 (dạng 1 li 30 đạm) S6326A (dạng 1.5 li 28 đạm) theo từng độ tuổi của cá.

 Kinh nghiệm thực tế của các hộ dân cũng cho thấy, cá kèo rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, ít rủi ro. Tuy nhiên, cần phải chọn con giống tốt và sử dụng nguồn thức ăn có uy tín đảm bảo chất lượng thì cá sẽ phát triển tốt và tỉ lệ nuôi thành công cao.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm