| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Chi 40 tỷ phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Tư 23/10/2019 , 09:33 (GMT+7)

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cà Mau, tỉnh này đã chi số tiền hơn 40 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi (DTHLP).

Từ cuối tháng 5/2019 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 79 xã, phường, thị trấn của 9 huyện xảy ra bệnh DTLCP. Tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là 8.800 con với hơn 591.363 kg.

Cà Mau có 79 xã, phường, thị trấn của 9 huyện xảy ra bệnh DTLCP.

Nhận định của Chi cục, trong thời gian tới, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, kéo dài. Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục xảy ra tại các địa phương đang có dịch và lây lan ra những địa phương khác. 

Chi cục yêu cầu các địa phương tăng cường công tác giám sát và thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch đồng bộ không được chủ quan lơ là. 

Theo ghi nhận của PV, công tác chống dịch được các huyện Cái Nước, Ngọc Hiển, U Minh và TP Cà Mau… quan tâm triển khai khẩn trương, cấp bách, với nhiều biện pháp đồng bộ, nhằm ngăn chặn khống chế dịch.

Xem thêm
Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Bắc Giang làm mô hình trồng dẻ Trùng Khánh

Dẻ Trùng Khánh hay còn gọi dẻ ván Cao Bằng cho hạt to, giá trị kinh tế cao, khác hẳn với loại dẻ thóc vốn mọc nhiều ở Lục Nam, Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang).

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm