| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Người nuôi méo mặt vì nghêu sò bị chết

Thứ Hai 14/02/2011 , 10:37 (GMT+7)

Sau Tết vài ngày người dân vùng cực Nam tổ quốc đi kiểm tra các lồng, bãi nuôi đã phát hiện hàu, nghêu chết hàng loạt, thiệt hại nhiều tỉ đồng.

Trao đổi với chúng tôi ông Lê Văn Sử - Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) cho biết, đang chỉ đạo ngành chuyên môn tìm nguyên nhân và hướng khắc phục tình trạng hàu, nghêu chết nói trên. Theo ông Sử, toàn huyện Thới Bình có 16 hợp tác xã nuôi nghêu trên diện tích hàng ngàn hecta nhưng có hơn một nửa hợp tác xã có nghêu bị chết hàng loạt nên hiện nay ngành chức năng rất lo lắng vì sợ nghêu chết gây ô nhiễm làm lây lan trên diện rộng vì các hợp tác xã liền kề sẽ gây thiệt hại cho các sân nghêu lân cận.

Đối với hàu sau khi thay đổi nguồn nước, tình trạng chết hàng loạt có dấu hiệu giảm. Qua thống kê của Văn phòng UBND huyện Ngọc Hiển, đối với hàu loại 5-6 con/kg, người dân thả nuôi 32 tấn bị thiệt hại trên 30%; thả 7 tấn loại 10 con/kg thì thiệt hại đến hơn 6 tấn.

Ông Nguyễn Việt Trung ở thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển nuôi 80 lồng hàu được trên tám tháng nhưng bị chết ngay thời điểm chuẩn bị thu hoạch. Theo ông Trung, không chỉ hàu lớn mà hàu mới thả nuôi 2-3 tháng cũng bị chết hàng loạt gây thiệt hại cho cá nhân ông khoảng 300 triệu đồng.

Theo nhận định ban đầu của ngành chức năng, nguyên nhân hàu và nghêu chết hàng loạt ở Cà Mau trong những ngày qua là do nguồn nước bị ô nhiễm hoặc xuất hiện tảo độc gây hại cho loài nhuyễn thể ven biển.

Xem thêm
Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.