| Hotline: 0983.970.780

Những nghề đánh bắt thủy sản mũi nhọn đến với ngư dân Bình Định

Cá ngừ đại dương thoát kiếp sản phẩm phụ

Thứ Tư 11/01/2023 , 06:32 (GMT+7)

Học nghề đánh bắt cá ngừ đại dương từ ngư dân Phú Yên, thế nhưng ngư dân Bình Định rất nhanh 'lành nghề' và phát triển mạnh thành nghề đánh bắt thủy sản mũi nhọn…

Nghề làm giàu của ngư dân

Theo TS Trần Văn Vinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, ngư dân tỉnh này biết đến cá ngừ đại dương từ năm 1974 qua các nghề rê khơi, lưới vây và câu cá nhám. Khi ấy, tại vùng biển miền Trung cá ngừ đại dương đi thành đàn, vài con “lớ ngớ” dính vào lưỡi câu cá nhám, hình thể to lớn của chúng khiến ngư dân “hết hồn”.

Ngư dân Nguyễn Thanh Hồng (61 tuổi) ở khu phố Thiện Chánh 2, phường Tam Quan Bắc (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định), nhớ lại cách đây 25 năm, lúc ông còn rong ruổi cùng con tàu được trang bị giàn câu 500 lưỡi của mình đi khắp ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa để đánh bắt cá nhám. Trong một chuyến biển, bất ngờ giàn lưỡi câu cá nhám của ông “dính” mấy con cá to đùng, trông rất lạ mắt, lúc ấy ngư dân Bình Định chưa biết ấy là loại cá gì.

Câu cá ngừ đại dương là nghề đánh bắt thủy sản mũi nhọn của ngư dân Bình Định. Ảnh: T.V.V.

Câu cá ngừ đại dương là nghề đánh bắt thủy sản mũi nhọn của ngư dân Bình Định. Ảnh: T.V.V.

“Đêm ấy, tàu của tôi bất ngờ gặp đàn cá lớn lên đến hàng ngàn con, khuấy động cả vùng biển. Dù bám biển đã nhiều năm, nhưng nhìn đàn cá “khủng” ấy tất cả thuyền viên trên tàu đều “lạnh gáy”. Đàn cá đi qua, những con dính câu đều nặng hơn 50 kg/con, nhưng khi ấy không thuyền viên nào biết đó là cá gì. Khi vào bờ, được ngư dân Phú Yên mách chúng tôi mới biết là cá bò gù, người ta thường gọi là cá ngừ đại dương. Ngư dân Phú Yên biết đánh bắt cá ngừ đại dương từ trước đó rất lâu”, ông Hồng kể lại.

Theo TS Trần Văn Vinh, vào thập niên 70 của thế kỷ 20, cá ngừ đại dương chưa có thị trường tiêu thụ, khi ấy, trong làng ẩm thực cũng chưa xuất hiện món cá ngừ sashimi (ăn tươi) như bây giờ, vì vậy cá ngừ đại dương chỉ được xem là sản phẩm phụ, có giá trị rất thấp, nên không phải là đối tượng đánh bắt của ngư dân.

Ngư dân Nguyễn Văn Lý kể chuyện từ nghề câu cá nhám chuyển sang câu cá ngừ đại dương. Ảnh: V.Đ.T.

Ngư dân Nguyễn Văn Lý kể chuyện từ nghề câu cá nhám chuyển sang câu cá ngừ đại dương. Ảnh: V.Đ.T.

Đến năm 1997, cá ngừ đại dương bắt đầu được thị trường xuất khẩu ăn mạnh, trong khi cá nhám ngày càng vắng bóng trên ngư trường, thế là ngư dân làng Thiện Chánh 2, làng có nghề câu cá nhám truyền thống, rủ nhau đánh tàu vào Phú Yên học nghề câu cá ngừ đại dương. Tuy là nghề mới, nhưng về cơ bản câu cá ngừ đại dương chẳng khác mấy so với câu cá nhám, nên ngư dân Thiện Chánh 2 học nghề rất nhanh, chẳng mấy chốc đã thiện nghệ.

Theo ngư dân Nguyễn Văn Lý (61 tuổi) ở làng Thiện Chánh 2, đánh bắt cá ngừ đại dương khi ấy chủ yếu bằng nghề câu vàng (còn gọi là câu giàn). Nghề câu vàng mùa trăng vẫn làm được, những ngày sáng trăng chỉ cần thả lưỡi câu sâu hơn bình thường, từ 50 - 70m là cá vẫn ăn, những ngày tối trời thì chỉ cần thả lưỡi câu ở độ sâu 30 - 40m. Hàng năm, bắt đầu từ tháng 5 âm lịch trở đi, trên biển nổi gió Nam, cá ngừ đại dương làm biếng ăn mồi nên ngư dân neo tàu nghỉ ngơi, cho tàu lên đà làm nước (tu sửa tàu). Tuy mỗi năm làm có 4 - 5 chuyến biển, nhưng nhờ khi ấy cá ngừ đại dương còn rất dày, lại rất có giá, nên thu nhập mỗi chuyến biển câu cá ngừ đại dương cao hơn lúc còn hành nghề câu cá nhám gấp 8 - 10 lần, ngư dân đủ nuôi gia đình chi tiêu cả năm trời.

Đánh bắt cá ngừ đại dương bằng nghề câu tay kết hợp ánh sáng của ngư dân Bình Định. Ảnh: T.V.V.

Đánh bắt cá ngừ đại dương bằng nghề câu tay kết hợp ánh sáng của ngư dân Bình Định. Ảnh: T.V.V.

“Nghề câu cá ngừ đại dương cho hiệu quả cao, nên vào năm 1997, trên địa bàn Bình Định có 60 tàu chuyển từ các nghề lưới chuồn, lưới rê khơi, câu cá nhám sang làm nghề câu cá ngừ đại dương. 10 năm sau, số lượng tàu câu cá ngừ đại dương ở Bình Định tăng đến 700 tàu, hơn gấp 10 lần. Đến nay, Bình Định đã có đến gần 1.500 tàu cá được cấp phép đánh bắt cá ngừ đại dương, tập trung nhiều nhất là tại thị xã Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơn”, TS Trần Văn Vinh.

Những bước tiến nhảy vọt

Cuối năm 2011, ngư dân Bình Định hành nghề mành chụp mực phát hiện mực sống là món món ăn “khoái khẩu” của cá ngừ đại dương, khi nhận thấy lũ cá ngừ hay theo đèn của nghề mành chụp dẫn dụ mực để “ăn ké” những con mực tươi roi rói. Phát hiện này được chia sẻ, thế là ngành thủy sản Bình Định xuất hiện nghề câu tay cá ngừ đại dương kết hợp ánh sáng với mồi mực tươi, không còn dùng mồi cá chuồn như trước đây. Nghề mới cho năng suất đánh bắt cao, thời gian đi biển ngắn, mỗi chuyến biển chỉ khoảng 20 ngày nhưng đánh bắt đạt sản lượng trung bình từ 1,5 - 2 tấn. Đặc biệt, nghề câu tay cá ngừ đại dương kết hợp ánh sáng có thể khai thác quanh năm, thế nên hiện nay ở Bình Định hầu hết ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương bằng nghề câu vàng đã trang bị thêm dàn đèn cao áp để chuyển sang nghề câu tay.

“Các tàu hành nghề đánh bắt cá ngừ đại dương bằng nghề câu tay kết hợp ánh sáng đều trang bị từ 16 đến 22 bóng đèn 1.000W. Những bóng đèn này vừa dụ cá ngừ đại dương vừa dụ mực. Để đánh bắt mực làm mồi câu cá ngừ đại dương, mỗi tàu cá đều trang bị lưỡi câu mực hay lưới mành mực. Mực đánh bắt được đến đâu dùng làm mồi câu cá ngừ đại dương đến đó, những con mực tươi roi rói khiến lũ cá ngừ háo ăn, thế là dính câu, sản lượng đánh bắt cá ngừ đại dương bằng nghề mới tăng lên rõ rệt”, TS Trần Văn Vinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, chia sẻ.

Năm 2015, ngư dân Bình Định được chuyên gia Nhật Bản chuyển giao công nghệ mới đánh bắt cá ngừ đại dương bằng máy câu. Ảnh: V.Đ.T.

Năm 2015, ngư dân Bình Định được chuyên gia Nhật Bản chuyển giao công nghệ mới đánh bắt cá ngừ đại dương bằng máy câu. Ảnh: V.Đ.T.

Cũng theo TS Vinh, giai đoạn ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương tiếp cận nghề mới, mỗi chuyến biển, 1 tàu đánh bắt bình quân khoảng 50 con, đạt sản lượng 1,6 - 2 tấn; cá biệt có tàu đánh bắt được 100 con/chuyến biển, đạt sản lượng đến 5 tấn cá. Đánh bắt đạt sản lượng cao, nhưng ngư dân phải đối mặt với thực tế là giá trị của cá ngừ đại dương đánh bắt từ nghề câu tay kết hợp ánh sáng thấp hơn cá câu được từ nghề câu vàng đến 1 nửa. Nguyên nhân do chất lượng cá đánh bắt được từ nghề câu tay kết hợp ánh sáng kém xa so với cá đánh bắt bằng nghề câu vàng.

Chi cục Thủy sản Bình Định phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản cùng Khoa Công nghệ thực phẩm (Đại học Nha Trang) tiến hành nghiên cứu, đánh giá toàn diện từ khâu khai thác đến việc bảo quản sản phẩm cá ngừ trên tàu cá, để tìm ra nguyên nhân làm giảm chất lượng cá trong nghề câu tay kết hợp ánh sáng so với nghề câu vàng. Kết quả cho thấy, nghề câu vàng sau khi dính câu, cá có khoảng rộng để bơi, nên cá nhanh phục hồi sức khỏe trước khi được đưa lên tàu. Còn với nghề câu tay, khi dính câu, con cá bị ngư dân giật để kéo lên boong tàu nên bị sốc. Nếu cá ngừ đại dương vùng vẫy mạnh khi bị sốc thì lượng axit lactic trong cơ tăng lên, dẫn đến độ axit tăng trong thịt cá, khi đưa vào hầm bảo quản cá bị cháy thịt làm giảm chất lượng.

Những con cá ngừ đại dương câu bằng máy được xuất khẩu tươi sang Nhật Bản. Ảnh: V.Đ.T.

Những con cá ngừ đại dương câu bằng máy được xuất khẩu tươi sang Nhật Bản. Ảnh: V.Đ.T.

“Cá ngừ cắn câu lúc còn nằm ngoài vùng sáng của các bóng điện cao áp, khi ngư dân kéo cá vào vùng chiếu sáng, cá ngừ bị choáng nên vùng vẫy mạnh. Trong quá trình kéo cá lên boong tàu, cá tiếp tục vùng vẫy dữ dội do thiếu oxy. Lại bị nguồn sáng mạnh của các bóng đèn cao áp tác động trực tiếp nên chất lượng cá bị giảm, dẫn tới bán được giá thấp hơn cá đánh bắt được bằng nghề câu vàng”, TS Trần Văn Vinh giải thích.

“Năm 2015, ngư dân Bình Định được chuyên gia Nhật Bản chuyển giao công nghệ mới đánh bắt cá ngừ đại dương bằng máy nên chất lượng cá tăng lên. Thêm vào đó, để tăng chất lượng, từ năm 2022, ngành nông nghiệp Bình Định triển khai kỹ thuật bảo quản cá ngừ đại dương bằng công nghệ nano cho ngư dân trong tỉnh. Công nghệ nano giúp ngư dân bảo quản ngừ tươi lâu hơn, tiết kiệm được đá lạnh mà chất lượng cá ngừ đảm bảo hơn so với bảo quản bằng hầm chứa đá lạnh thông thường, giá bán cao hơn từ 10 - 15% so với sản phẩm cùng loại”, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, chia sẻ.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Mù Cang Chải thu hút khách du lịch suốt bốn mùa

YÊN BÁI Với vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của núi non trùng điệp cùng những nét văn hóa đậm đà bản sắc, Mù Cang Chải là điểm đến hấp dẫn du khách 4 mùa trong năm.