| Hotline: 0983.970.780

VnSAT - Hỗ trợ tổng hợp và đa dạng cho nông dân trồng cà phê Tây Nguyên

Thứ Sáu 27/09/2019 , 10:44 (GMT+7)

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững VnSAT đã tạo cú hích mạnh mẽ trong hoạt động tái canh cây cà phê Tây Nguyên nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh cho cây cà phê của Việt Nam.

 

Cây cà phê được trồng chủ yếu tại các tỉnh Tây Nguyên gồm Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông và Kon Tum với diện tích khoảng 577,8 ngàn ha, chiếm 89,6% diện tích của cả nước. Với người Tây Nguyên, cà phê là linh hồn của đất, là nguồn sinh kế, gắn bó mật thiết với hàng triệu nông dân. Tuy nhiên hiện nay nông dân trồng cà phê Tây Nguyên phải đổi mặt với nhiều khó khăn như: cây cà phê giá cỗi, diễn biến bất thường thời tiết, thiếu cơ sở hạ tầng , trang thiết bị để nâng cao năng suất và chất lượng Cà phê.

Trước hiện trạng này, năm 2016 – Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) với nguồn vốn vay của Wbank dã được triển khai nằm hỗ trợ tổng hợp cho ngành cà phê của Việt Nam. Sau 4 năm triển khai Dự án đã khẳng định vai trò quan trọng tác động mạnh đến hoạt động sản xuất cà phê khu vực Tây Nguyên.
 

Tái canh thuận lợi

Để giải quyết vấn đề sản lượng cà phê Việt Nam bị tụt hậu trên thị trường thế giới, đồng thời nâng cao năng suất, sản lượng, nâng cao thu nhập cho người dân, dự án VnSAT đã có nhiều giải pháp đưa ra nhằm cải tạo vườn cà phê già cỗi bằng các biện pháp cụ thể như: cưa đốn phục hồi, ghép cải tạo thay thế các vườn cà phê cho năng suất thấp (đối với những vườn có bộ rễ còn tốt, không nhiễm bệnh), tái canh đối với các vườn cà phê không thể phục hồi bằng các biện pháp khác…

Để hỗ trợ nông dân Tái canh thuận lợi Dự án VnSAT hỗ trợ nguồn vốn vay đầu tư tái canh với lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ gốc lên đến 7 năm  giúp giải  bài tóan thiếu vốn đầu tư cho nông dân. Đặc biệt với phương thức triển khai linh hoạt và sát với tình hình thực tế của nông dân Tây Nguyên, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)-  Ngân hàng bán buôn, quản lý và cho vay lại số vốn tín dụng của Dự án VnSAT đã giải ngân hết 100% ngân sách phân bổ dành cho cà phê là 1.151,5 tỷ VNĐ với 3.346 khoản vay cho nông dân trồng và chăm sóc cà phê tái canh tại 05 tỉnh Tây Nguyên.

Nông dân Tây Nguyên phấn khởi tái canh cây cà phê từ nguồn giống chất lượng VnSAT và vốn vay ưu đãi của Dự án VnSAT


Ứng phó biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, mùa khô ở Tây Nguyên có xu hướng kéo dài hơn, hạn hán ngày càng khốc liệt và tình trạng thiếu nước ngày càng găy gắt. Việc đầu tư phân hoá học và nước tưới quá cao trong thời gian dài không những làm tăng chi phí và giá thành sản xuất, giảm hiệu quả kinh tế, mà còn làm suy thoái đất đai và nguồn nước, gia tăng sâu bệnh cho cây trồng. Từ thực tế này Giải pháp tưới nước tiết kiệm và trồng cây ăn trái tạo bóng mát cho cây cà phê cảu Dự án VnSat đã mang lại hiệu quả rõ rệt và đươc người dân tích cực hưởng ứng.

Ông Trần Văn Tuất ở thôn 9, xã Nam Bình áp dụng mô hình tười nước tích kiệm cho vườn cà phê Tái canh của gia đình

Ông Tuất cho biết: “Trước đây, dùng vòi tưới thì lượng nước bơm lên nhiều bị ngấm không kịp chảy tràn lan. Nước bơm lên nhiều vừa tốn tiền mua dầu, vừa gây ra tình trạng thiếu nước cho lần tưới sau. Nhưng hai năm nay, khi tưới béc thì lượng nước được phân bổ đều khắp vườn, do vòi cao nên tưới và rửa sạch lá, cành nên tạo thêm độ ẩm cho vườn cây, đồng thời giúp cho việc phòng, chống tốt các loại dịch bệnh thông thường”

Ông Đàm Xuân Thanh ở thôn 9B, xã Đắk Lao (Đắk Mil) hiện có 4 ha cà phê trồng xen các loại cây ăn trái như sầu riêng, mít, bơ, hàng năm đem lại mức thu nhập trên 600 triệu đồng.

Ông Thanh cho biết: Việc trồng các loại cây ăn quả có tán lớn như sầu riêng, bơ, mít có tác dụng rất lớn trong việc che mát cho cà phê, nhất là trong mùa khô. Thêm vào đó, cây che bóng còn có tác dụng điều hòa khí hậu nên vườn cây sẽ mát mẻ hơn, cà phê phát triển tốt trong thời điểm mùa khô sẽ đạt năng suất, chất lượng cao. Thu nhập từ các loại cây ăn quả giúp tôi có vốn để đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho vườn cà phê

Đối với mô hình tưới tiết kiệm nông hộ: Các tỉnh đã xây dựng được 144 ha mô hình cho 100 hộ nông dân. Kế hoạch từ nay đến cuối năm 2019, 05 tỉnh Tây Nguyên dự kiến sẽ đầu tư được thêm 300 ha. Đây là một trong những giải pháp trụ cột trong kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững hiện nay.
 

Nâng cấp cơ sở hạ tầng – làm chủ công nghệ

Ngoài tập trung triển khai tập huấn các kỹ thuật canh tác mới cho nông dân, từng bước giảm chi phí sản xuất lúa hàng hóa, tăng lợi nhuận và mang tính bền vững, Dự án VnSAT còn đầu tư nâng cấp sơ sở hạ tầng,  máy móc và trnag thiết bị chế biến cà phê cho các HTX .đẩy nhanh tiến độ các gói thầu tiểu dự án hỗ trợ hạ tầng và thiết bị cho các hợp tác xã .Các công trình hạ tầng và thiết bị sản xuất bao gồm đường giao thông nông thôn, nhà kho, sân phơi, máy móc thiết bị chế biến cà phê. Mục tiêu đầu tư các công trình này nhằm giúp bà con nông dân vùng sản xuất cà phê thuận tiện trong giao thông đi lại, vận chuyển cây giống, vật tư, phân bón, thu hoạch nông sản; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng các tiêu chí sản xuất cà phê bền vững.

Những con đường nhỏ hẹp, mấp mô và sình lầy mỗi khi mưa với sự hỗ trợ từ dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững VnSAT đã được Bê tông hóa khang trang tạo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hóa của Nông dân trồng cà phê Tây Nguyên. Đường giao thông được thiết kế theo tiêu chuẩn giao thông nông thôn loại B, nền đường 5 m, mặt đường 3,5 m, bê tông xi măng dày 16 cm, có mương thoát nước, cọc tiêu, biển báo theo quy định.
Nhà kho và sân phơi khang trang được dự án  VnSAT hỗ trợ đầu tư cho các HTX . Nhà kho 1 tầng, tường xây, nền bê tông, cửa sắt, có hệ thống điện bảo đảm cho sử dụng. 

Ông Phạm Hùng Vỹ - Phó giám đốc Ban quản lý dự án VnSAT – Tỉnh Đăk Nông cho biết:

“Từ nay đến hết năm 2019, Dự án sẽ tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cho 4 hợp tác xã từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho bà con phát triển cây cà phê theo hướng bền vứng và nâng cao thu nhập. Dự kiến các công trình bao gồm: đường giao thông, nhà kho, sân phơi sẽ hoàn thành trước tết nguyên đán năm 2020.”

Ông Nguyễn Văn Bính Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Đoàn Kết – Huyện Đăk song – Tỉnh Đăk Nông:

“Từ ngày tham gia dự án VnSAT, HTX Đoàn Kết được hưởng lợi rất nhiêu, bà con được tập huấn kỹ thuật, được sử dụng giống tái canh chất lượng, được vay vốn ưu đãi và sắp tới đây được đầu tư nâng cấp con đường đất rất lầy lội mất an toàn khi đi lại thành con đường bê tông. Người dân và các xã viên HTX rất phân khởi, yên tâm sản xuất”.

  • Tags:
Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành chăn nuôi Việt Nam

Gần 30 năm gắn bó với Việt Nam, Cargill luôn khẳng định vị thế dẫn đầu về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi...

Hà Nội công bố bảng giá đất mới, cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định 71 sửa đổi, bổ sung Quyết định 30 về quy định và bảng giá đất trên địa bàn thành phố.