Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Đức Chính ở thôn Địch Tràng, xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Tổng diện tích đất canh tác là 360 ha, trong đó 355ha cà rốt. |
Cà rốt Đức Chính được trồng trên đất phù sa màu mỡ, nguồn nước tưới sạch trong điều kiện tự nhiên thuận lợi nên có vị ngọt và hương thơm tự nhiên. |
Người nông dân nơi đây đã có kinh nghiệm canh tác cà rốt trong nhiều năm. |
Vùng sản xuất cà rốt được đặt cách xa khu công nghiệp. Người nông dân đều tuân thủ nghiêm ngặt việc kiểm soát an toàn trong trồng trọt nên cà rốt Đức Chính được đánh giá rất sạch, không có chất bảo quản cũng như dư lượng chất bảo vệ thực vật. |
Ruộng cà rốt nơi đây đã áp dụng hệ thống tưới văng giúp tiết kiệm công lao động cho người nông dân. |
Một người dân xã Đức Chính cho biết: "Người dân trồng cà rốt nơi đây luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm soát an toàn của VietGAP và GAP cơ bản. Chúng tôi đã lưu trữ tất cả thông tin về các loại thuốc BVTV và phân bón dã sử dụng trong nhật ký sản xuất. Việc đó sẽ giúp công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm được thuận tiện hơn và cũng đảm bảo được an toàn cho sản phẩm". |
Hàng năm, tổng sản lượng thu hoạch tại địa phương đạt hàng nghìn tấn. Cà rốt Đức Chính không chỉ hướng tới thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu ra các thị trường quốc tế. |
Ông Nguyễn Đức Thuật, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Đức Chính, dự đoán vụ Đông năm nay thuận lợi, cà rốt sẽ được mùa. |
Cà rốt Đức Chính tuy có chất lượng tốt nhưng mẫu mã, hình thức chưa được đẹp như cà rốt nội địa Trung Quốc. |
Hiện tại, chỉ có một vài công đoạn được làm bằng máy như cày, lên luống, gieo hạt nhưng thiết bị cày vẫn còn khá kém, gieo hạt vẫn phải gieo bằng tay. |
Khâu tưới và chăm sóc là vô cùng quan trọng nhưng người nông dân vẫn phải làm thủ công nên chất lượng củ cà rốt chưa đẹp như yêu cầu của các thị trường khó tính. |
Ngoài ra, việc thực hiện theo phương pháp thủ công, nhỏ lẻ sẽ khiến cho chi phí chăm sóc cao hơn so với thực hiện bằng máy móc. |