| Hotline: 0983.970.780

Các loại quả dùng "thiết kế" mâm ngũ quả

Thứ Ba 10/02/2015 , 06:13 (GMT+7)

Gọi là ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả để "thiết kế" mâm ngũ quả.

* Vào dịp tết người ta thường bày mâm ngũ quả. Vậy 5 quả đó là quả gì?

Ngô Anh Quân, Vụ Bản, Nam Định

Gọi là ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả để "thiết kế" mâm ngũ quả.

Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: Dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.

Người miền Bắc bày chuối, bưởi, đào, hồng và quýt. Cách bày truyền thống sẽ là nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, xung quanh là hồng, quýt, đào đan xen vào nhau.

Phong tục mỗi nơi mỗi khác. Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ.

Mâm ngũ quả của họ không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ chúi, thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không có mặt trong mâm ngũ quả ngày tết, vì có câu "quýt làm cam chịu".

Với triết lý cầu vừa đủ xài sung túc, người miền Nam chuộng 5 loại quả: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung. Trước tiên ba loại quả có hình dáng to và trọng lượng nặng là đu đủ, dừa, xoài đặt lên mâm trước để lấy thế; sau đó, bày những quả khác chèn lên, để tạo thành một ngọn tháp.

Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người dân phương Nam.

Với người Huế, mâm ngũ quả thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa hai miền Nam – Bắc. Giống như một số tỉnh phía Bắc, mâm ngũ quả của người Huế bao giờ cũng có nải chuối đặt ở phía dưới, từng trái chuối ôm gọn các quả khác ở phía trên.

Nhưng khác với miền Bắc, người Huế không dùng nải chuối tiêu thon dài như mà chọn loại chuối mật vừa mập vừa tròn. Ngoài ra, người Huế còn bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán của người miền Nam nên trên mâm ngũ quả của người Huế bao giờ cũng có các loại quả sau: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài.

Nhiều năm gần đây, khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao, giao lưu kinh tế, văn hóa cũng ngày càng được mở rộng, mâm ngũ quả ngày tết không còn chỉ gồm 5 loại trái mà đã trở thành lục, thất, bát, thập quả, với đủ sắc màu, kiểu dạng.

Nhưng tựu chung lại, mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày tết mang ý nghĩa gìn giữ bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Việt.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.