| Hotline: 0983.970.780

Các nông sản đặc sắc góp phần thúc đẩy du lịch Lạng Sơn

Thứ Năm 09/06/2022 , 12:05 (GMT+7)

Sau hơn 1 năm triển khai 'Đề án phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030', lĩnh vực này của địa phương biên giới phía Bắc có nhiều khởi sắc.

Lạng Sơn đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Lạng Sơn đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra đời vào tháng 4/2021, "Đề án phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030" đã được địa phương triển khai khẩn trương, nghiêm túc với mục tiêu phát triển du lịch Lạng Sơn đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Xúc tiến bằng sản phẩm nông nghiệp

Từ giữa năm 2021 đến nay, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư phát triển du lịch thực hiện theo kế hoạch, đồng thời có những điều chỉnh nhằm bảo đảm mục tiêu hiệu quả, chất lượng và phù hợp với tình hình thực tiễn.

Cụ thể như tổ chức tốt các sự kiện văn hóa, du lịch, hội chợ, các hội nghị xúc tiến đầu tư…, khuyến khích, tôn vinh các danh hiệu, nhãn hiệu, sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh: chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch là nông sản tại địa phương; tôn vinh sản phẩm nông nghiệp có giá trị, đưa vào danh mục top 100 đặc sản ẩm thực và quà lưu niệm của tổ chức ẩm thực Việt Nam.

Ngoài ra, thực hiện đề án chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với các sản phẩm đặc trưng, đa dạng, chất lượng phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch; phối hợp tổ chức các lễ hội quảng bá sản phẩm du lịch: quýt; na, hồi, vịt quay, lợn quay, rượu...

Trong 6 tháng đầu năm 2022 do tình hình dịch Covid-19 đã tạm thời được kiểm soát nên hoạt động du lịch tỉnh Lạng Sơn có nhiều chuyển biến mới. Công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Lạng Sơn ngày càng sâu rộng và mang lại hiệu quả cao.

Trong 2 năm đã tổ chức được 2 đoàn Famtrip mời các chuyên gia và doanh nghiệp du lịch các địa phương giới thiệu sản phẩm du lịch cộng đồng của tỉnh Lạng Sơn, tổ chức hội nghị về phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Lạng Sơn và tham gia hoạt động xúc tiến du lịch ngoài tỉnh tại các hội chợ du lịch quốc tế tiêu biểu tổ chức tại thành phố Hà Nội và TP.HCM.

Cần nhiều giải pháp

Thời gian qua, mặc dù một số sản phẩm du lịch của tỉnh đang khẳng định thương hiệu. Các khu, điểm du lịch đã chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng, phong phú hơn.

Tuy nhiên, Lạng Sơn thẳng thắn nhìn nhận ngành du lịch của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Theo đó, các nhóm giải pháp được tỉnh đưa rao bao gồm, đổi mới nhận thức, tư duy; tăng cường xúc tiến, quảng bá, xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh để phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, tiếp tục bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch và phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Địa phương xác định phải đổi mới cơ cấu ngành du lịch, tăng cường liên kết với các địa phương trong khu vực để phát triển du lịch và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch.

  • Tags:
Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.