| Hotline: 0983.970.780

Cách điều trị bệnh lở loét trên thân cá bống bớp

Thứ Ba 23/09/2014 , 15:14 (GMT+7)

Cá bống bớp (Bostrichthys sinenesis) là đặc sản của vùng nước lợ, có giá trị dinh dưỡng cao, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng và là mặt hàng XK có giá trị kinh tế rất cao.

Cá bống bớp đang được nuôi ở một số địa phương vùng ven biển trong cả nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn nuôi thương phẩm, cá xuất hiện một số bệnh như xuất huyết, lở loét do vi khuẩn Vibrio vulnificus gây nên có khả năng lây lan rất nhanh, dễ gây thành dịch và làm thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá thương phẩm.

Khi bị bệnh cá có các triệu chứng: Lở loét trên thân, đuôi, trên đầu, cụt râu, có đốm đỏ vùng da quanh miệng và hậu môn, ở vây lưng và vây ngực. Phương pháp chữa trị chủ yếu từ trước đến nay là dùng các loại kháng sinh như: Ciprofloxacin, Doxytocin, TMP-SMX (Trimethoprim-sulfamethoxazole).

Mới đây, các nhà khoa học Đại học Vinh đã nghiên cứu sử dụng hỗn hợp bột gừng, bột tỏi để điều trị bệnh lở loét cho cá bống bớp rất hiệu quả, vừa có tác dụng kháng khuẩn, giá thành rẻ hơn nhiều so với dùng thuốc kháng sinh, tiết kiệm chi phí, đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP cho sản phẩm.

Cách làm như sau:

- Chế biến bột gừng, bột tỏi: Chọn những củ tỏi ta và củ gừng khô, không bị sâu, mốc, tách riêng từng nhánh nhỏ (tỏi), bóc/cạo vỏ, rửa sạch bằng nước, để ráo. Củ tỏi sau khi bóc vỏ, củ gừng cắt thành lát mỏng và được sấy khô ở 40-50oC, nghiền nhỏ rồi rây để thu bột tỏi và bột gừng mịn. Hai loại bột trên được bảo quản riêng biệt trong túi nilon kín ở điều kiện nhiệt độ thường.

- Cách điều trị bệnh: Nên sử dụng bột tỏi (1 gam bột củ tỏi pha với 1ml nước cất) trộn vào thức ăn cho cá để trị bệnh do vi khuẩn Vibrio vulnificus. Sử dụng hỗn hợp bột củ tỏi và bột gừng ở tỷ lệ 12,5%/87,5% để thay thế kháng sinh Ciprofloxacin, Doxytocin và TMP-SMX trong trị bệnh do vi khuẩn Vibrio vulnificus trên cá bống bớp rất hiệu quả.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.