| Hotline: 0983.970.780

Cách người Lạng Sơn chăm sóc cây ngàn tỉ

Thứ Hai 12/09/2022 , 07:13 (GMT+7)

Với diện tích gần 4.000ha, na đang đã trở thành một trong những cây ngàn tỉ của tỉnh Lạng Sơn, giá trị kinh tế hàng năm ước đạt từ 1.300 - 1.500 tỷ đồng.

Thu hoạch na ở Chi Lăng. Ảnh: Lâm Thao.

Thu hoạch na ở Chi Lăng. Ảnh: Lâm Thao.

Nếu như trước đây nông dân Lạng Sơn bỏ mặc cây na cho ông trời chăm sóc, canh tác không phân bón, được đến đâu hay đến đó thì hiện cây ngàn tỉ này đã được nâng niu, chăm sóc rất bài bản. Năm ngoái, doanh thu từ na mang về cho riêng huyện Chi Lăng đã là hơn 700 tỷ đồng. Ở đây nông dân đã tự làm đường để lên vườn và tự mắc cáp treo để khi thu hoạch na “bay” từ trên núi xuống.

Anh Hà Văn Hiền ở xã Y Tịch, là một nông dân chăm chỉ, hay lam hay làm, từ khi được cán bộ hướng dẫn sử dụng phân bón Supe lân vi sinh Lâm Thao vào thời điểm cây na ra hoa và trong quá trình nuôi quả chính là bí kíp giúp quả nhiều, to hơn, năng suất cao hơn hẳn và đặc biệt là ngon, ngọt hơn lối canh tác kiểu thả rông, tự nhiên ngày trước.

Bà Lô Thùy Linh-Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện thông tin Chi Lăng là huyện có diện tích trồng na lớn nhất của tỉnh Lạng Sơn với hơn 2.000 ha, cho sản lượng khoảng 20.000 tấn quả/năm. Na Chi Lăng là loại cây ăn quả nằm trong tốp 50 đặc sản trái cây nổi tiếng của Việt Nam. Ít ai ngờ cây na mới chỉ du nhập vào Chi Lăng từ khoảng 40 năm nay, do những người dân mang thử giống từ Hoài Đức (Hà Tây cũ, nay là Hà Nội) về trồng dọc theo những sườn đồi và thung lũng, dưới chân các dãy núi đá vôi.

Dù được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu thuận lợi để cây na phát triển, song do quá trình canh tác lâu năm nên chất lượng đất trong các vườn trồng đang ngày càng suy giảm, nghèo dinh dưỡng, bạc màu, thiếu độ mùn, hiện tượng rửa trôi diễn ra rất nhanh chóng.

Đó là một trong những vấn đề khó mà các chủ vườn na ở Chi Lăng đang phải giải quyết. Một trong những hướng đi bền vững là họ bắt đầu biết sử dụng Supe lân vi sinh của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.

Nông dân địa phương được định hướng, chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc, bón phân nhằm nâng cao năng suất, phòng ngừa sâu bệnh, chuẩn hóa quy trình canh tác, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, đảm bảo chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm... đem lại tỷ lệ đậu quả đạt cao. Thời gian tới huyện sẽ tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng vật tư như Supe Lâm Thao để phát triển trái cây đặc sản của địa phương.

Vườn na bón bằng Supe lân vi sinh Lâm Thao. Ảnh: Lâm Thao 

Vườn na bón bằng Supe lân vi sinh Lâm Thao. Ảnh: Lâm Thao 

Tham gia vào buổi tập huấn sử dụng phân bón do Supe Lâm Thao tổ chức, anh Hà Văn Hiền phấn khởi, cho biết: Áp dụng những kiến thức đã được tập huấn và những kinh nghiệm trồng na thành công của các hộ gia đình trước đó, gia đình tôi vừa qua đã cùng nhiều hộ dân trong huyện cải tạo lại đất trong vườn để nó tơi xốp, dễ thoát nước hơn rồi tiến hành bón phân Supe lân vi sinh Lâm Thao đúng theo hướng dẫn.

Vụ na năm 2022, toàn bộ diện tích gần 2 ha của gia đình tôi đã sử dụng phân Supe lân vi sinh Lâm Thao vào thời điểm trước khi na ra hoa và trong quá trình nuôi quả. Kết quả cho thấy, cây phát triển khỏe, chống chịu sâu bệnh, nhất là các đối tượng bọ xít, rệp, quả to đều, trung bình mỗi kg khoảng 3 quả, ước tính sản lượng đạt từ 50-60 kg/cây, cao hơn những năm trước (30-40 kg/cây). Đặc biệt là cầm vào quả na thấy chắc tay hơn hẳn.

Ông Phạm Đức Thành-Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết Supe lân vi sinh đây là một sản phẩm hoàn toàn mới, áp dụng công nghệ tiên tiến của Mỹ khi kết hợp cả vô cơ và hữu cơ là các vi sinh vật hữu ích. Nó giúp cải tạo, bổ sung, tăng cường hệ vi sinh vật có lợi trong đất, giúp các sinh vật và vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, tác động làm cải tạo đất bạc màu, tăng độ phì nhiêu, màu mỡ.

Nhờ đó, bộ rễ của cây na dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng để phát triển, tăng cường chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh, giúp cây khỏe, tăng tỷ lệ đậu quả, tăng khả năng nuôi quả, tăng sản lượng và chất lượng. Khi sử dụng, bà con nên bón phân cân đối, khép kín để tăng hiệu quả và giảm chi phí cũng như tránh tình trạng lãng phí, ô nhiễm môi trường.

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Trao quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc Vinachem cho ông Nguyễn Hữu Tú

Vinachem tổ chức lễ công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú làm Tổng Giám đốc, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới trong ngành hóa chất Việt Nam.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Bình luận mới nhất