| Hotline: 0983.970.780

Cách thu hoạch nhãn

Thứ Ba 21/07/2015 , 06:13 (GMT+7)

Nên thu hoạch quả trong ngày tạnh ráo, vào buổi sáng hoặc buổi chiều, tránh buổi trưa trời quá nóng. Thu quả xong nên để quả vào chỗ râm mát...

Đang vào thời điểm thu hoạch nhãn ở miền Bắc. Để nhận biết nhãn chín thành thục cũng như cách thu hoạch nhãn đảm bảo cho cành phát huy được hoa quả cho vụ sau, người trồng cần chú ý một số vấn đề:

- Cách phát hiện nhãn đã chín: Do nhiều bà con chưa có dụng cụ đo độ Brix (%) nên có thể nhận biết quả nhãn chín thông qua cách quan sát các bộ phận vỏ, cùi và hạt.

Khi chín vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu nâu sáng. Thời điểm quả xanh thì vỏ xù xì, hơi dày nhưng khi chín chuyển sang mọng và nhẵn.

Bóc quả thấy hạt màu đen bóng. Quả chín cùi nhãn nhiều nước, có mùi thơm và vị ngọt. Khi quả chưa chín thì dùng tay nắn thấy cứng còn lúc chín ấn thấy mềm.

Đa số các giống nhãn địa phương có thời điểm thu hoạch từ cuối tháng 7 đến hết tháng 8 dương lịch. Các giống nhãn chín muộn có thể kéo dài đến tháng 9.

- Thu hoạch: Ngoài mang quả đầu cành, cành nhãn còn có các mầm ngủ phía dưới (là tiền đề cho tạo hoa quả năm sau), vì vậy khi thu hoạch cần chú ý: Dùng kéo cắt nguyên chùm quả cho vào sọt có lót lá chuối.

Không cắt trụi hết cành lá, vì nếu cắt cuống quá dài sẽ ảnh hưởng đến các mầm ngủ phía dưới chùm quả, làm mất khả năng nảy lộc cho vụ sau. Khi thu hái chùm quả chú ý không để cành bị xước.

Nên thu hoạch quả trong ngày tạnh ráo, vào buổi sáng hoặc buổi chiều, tránh buổi trưa trời quá nóng. Thu quả xong nên để quả vào chỗ râm mát.

Nếu chưa đem bán kịp thì nên rải quả thành một lượt mỏng. Không nên xếp thành từng đống quả hô hấp tạo hơi nước sẽ nhanh hư hỏng.

* Chú ý: Muốn bảo quản quả nhãn được lâu, giữ được ngoại hình và phẩm chất tươi ngon, cần lưu ý một số khâu sau:

- Trước khi thu hoạch nhãn khoảng 1 tuần nên ngừng tưới nước. Cần hái khi quả đúng độ chín, không nên để nhãn quá chín rồi mới hái, quả sẽ nhạt, độ tươi ngon sẽ giảm, do đó không giữ được phẩm chất vốn có của giống. Mặt khác nếu vặt nhãn quá chín sẽ không cất trữ quả được lâu.

- Không nên thu quả vào ngày mưa vì lượng nước trong quả nhiều nhãn sẽ không ngọt lại hay bị thối hỏng. Cũng không nên thu vào ngày quá nóng quả sẽ hô hấp mạnh khi ở nhiệt độ cao, không có lợi cho cất trữ và vận chuyển đi xa.

 Nên hái cả chùm, tỉa bỏ các quả bị bệnh, quả bị dập nát và cất trữ, vận chuyển nhẹ nhàng.

- Có thể dùng túi giấy hay hộp các tông hoặc sọt tre, hòm gỗ thưa để bảo quản và vận chuyển nhãn quả. Trong thùng đựng nên lót một lớp mỏng giấy chống ẩm.

 Nếu có điều kiện nên dùng kho lạnh (5 - 10 độ C) để cất trữ và bảo quản sẽ được lâu hơn. Nếu muốn trữ quả một thời gian sau để chế biến thì nên bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp (3 - 5 độ C) và độ ẩm > 90% sẽ giữ được nhãn từ 10 - 15 ngày.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm