| Hotline: 0983.970.780

Can trâu 'đọ sừng', nam thanh niên bị trâu húc thủng bụng

Thứ Tư 15/04/2015 , 14:42 (GMT+7)

Thấy con trâu nhà mình lao vào húc nhau với trâu lạ, nam thanh niên 25 tuổi can, kéo chúng ra khiến con vật nổi điên húc thẳng vào bụng anh.

Sáng 13/4, bệnh nhân ở xã Kim Hóa huyện Tuyên Hòa, tỉnh Quảng Bình, được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới trong tình trạng chấn thương nặng vùng bụng, khó thở, mạch nhanh, huyết áp tụt... Kết quả siêu âm cho thấy bệnh nhân bị vỡ tạng, chảy máu trong ổ bụng và vỡ khung chậu. Bệnh nhân nhanh chóng được đưa vào phẫu thuật cấp cứu.
choi-trau-2370-1429072338.jpg
Không nên đến gần khi trâu húc nhau. Ảnh minh họa: Yên Bình.

Khi mổ, các bác sĩ còn phát hiện bệnh nhân bị thủng dạ dày, vỡ tá tràng và thủng nhiều đoạn ruột khiến thức ăn cũng như phân trào vào ổ bụng. Sau gần hơn 4 tiếng đồng hồ phẫu thuật và truyền 3 đơn vị máu, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

Từ trường hợp bệnh nhân hy hữu trên, các bác sĩ khuyến cáo đây là một bài học cho người dân. Nên tránh xa khi có trâu bò húc nhau để đề phòng xảy ra tai nạn đáng tiếc.

(VnExpress)

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Trồng sầu riêng nghịch vụ, kiếm tiền tỷ mỗi năm

CẦN THƠ Một kỹ sư nông nghiệp có bí quyết xử lý sầu riêng nghịch vụ, tận dụng khoảng trống thị trường để bán được giá cao, mang về doanh thu tiền tỷ mỗi năm.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm