| Hotline: 0983.970.780

Cần xây dựng hơn 100.000 ngôi nhà an toàn ven biển

Thứ Năm 17/12/2020 , 11:29 (GMT+7)

Công tác tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu tại các tỉnh ven biển Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn trong một năm thiên tai.

Hội nghị tổng kết dự án 'Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam' năm 2020. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hội nghị tổng kết dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” năm 2020. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ngày 17/12, Bộ NN-PTNT, Bộ Xây dựng và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với Ban quản lý GCF chống chịu biến đổi khí hậu đã tổ chức Hội nghị tổng kết dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” năm 2020 và dự thảo Kế hoạch thực hiện năm 2021 tại Hà Nội.

Tính đến cuối năm 2020 mặc dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và các trận bão, lụt ở Miền Trung, với sự hỗ trợ của Dự án, đã có hơn 3.500 căn nhà an toàn chống chịu bão, lụt được xây dựng, hơn 3.300 ha rừng ngập mặn được trồng mới và phục hồi, giúp giảm hơn 146.000 tCO2e lượng carbon tương đương, triển khai thành công 24 mô hình sinh kế giúp mang lại thu nhập cho các hộ gia đình nghèo ven biển và hơn 39.000 cán bộ và người dân được tập huấn về lập kế hoạch và đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

Mục tiêu của dự án đến năm 2021 là xây 4.000 ngôi nhà an toàn chống chịu bão, lụt, trồng và phục hồi 4.000 ha rừng ngập mặn từ đó giảm 1,9 triệu tấn CO2 tương đương và 20.000 người tiếp cận thông tin về biến đổi khí hậu, thiên tai.

Ông Trần Quang Hoài và bà Caitlin Wiesen đồng chủ trì Hội nghị. Ảnh: Phạm Hiếu..

Ông Trần Quang Hoài và bà Caitlin Wiesen đồng chủ trì Hội nghị. Ảnh: Phạm Hiếu..

Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Giám đốc Dự án cho biết: “Các cơn bão lớn lịch sử đổ bộ vào miền Trung trong tháng 9, 10 và 11 năm nay đã làm sụp đổ, hư hại, tốc mái hàng chục ngàn nhà tại các tỉnh miền Trung, nhưng hầu hết nhà do dự án GCF hỗ trợ vẫn an toàn. Đây là một trong những thành công của dự án, chúng ta cần tổng kết, tuyên truyền để nhân rộng mô hình phát huy hiệu quả của dự án".

Theo Giám đốc Dự án, ngoài chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và bão lụt lớn tại khu vực miền Trung một số tỉnh cũng gặp một số khó khăn gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án như xác định diện tích trồng mới 50 ha rừng ngập mặn ở Thanh Hóa; rà soát danh sách hộ gia đình tham gia dự án ở tỉnh Quảng Bình, Thanh Hóa, ảnh hưởng của thiên tai (hạn hán, ngập lụt, bão) làm chết cây của diện tích trồng rừng năm 2019 ở Quảng Nam; bão lụt đúng thời vụ trồng rừng ở Quảng Ngãi.

“Nhìn chung, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 và bão lụt khu vực miền Trung nhưng với sự phấn đấu quyết liệt của các Ban quản lý dự án, Dự án GCF chống chịu biến đổi khí hậu cũng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ”, ông Trần Quang Hoài đánh giá.

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng nhận thấy rằng những ngôi nhà an toàn của dự án đã giúp bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân. UNDP đánh giá cao nỗ lực và thành công của các ban quản lý dự án trung ương và địa phương, mặc dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và các trận bão, lụt lịch sử nhưng dự án đã gần hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra cho 5 năm thực hiện".

Phát biểu về kế hoạch của Dự án trong năm tới, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam mong Bộ NN-PTNT, Bộ Xây dựng và các tỉnh sẽ phê duyệt Kế hoạch hoạt động 2021 sớm nhất để đảm bảo bắt đầu thực hiện dự án trong quý 1 năm 2021: “Chúng tôi hy vọng có thể gia tăng tối đa số hộ gia đình được đón tết Nguyên đán trong những ngôi nhà an toàn".

Bà Caitlin Wiesen: 'Chúng tôi rất vui mừng nhận thấy rằng những ngôi nhà an toàn của dự án đã giúp bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân'. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bà Caitlin Wiesen: "Chúng tôi rất vui mừng nhận thấy rằng những ngôi nhà an toàn của dự án đã giúp bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân". Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo bà Caitlin Wiesen, trong năm 2020, Bộ Xây dựng đã thực hiện tốt việc đánh giá và xây dựng chương trình nhà ở an toàn tại 28 tỉnh ven biển và đây cũng mục tiêu mà dự án hướng tới.

Chương trình nhà ở an toàn mới là một ví dụ điển hình về việc Dự án có thể nhân rộng kết quả sang các cộng đồng ở các khu vực khác tại Việt Nam. Dự án cần tận dụng cơ hội này để nhân rộng lợi ích cũng như tiềm năng cho các hộ gia đình và cộng đồng dễ bị tổn thương khác.

“Trong giai đoạn 10 năm tiếp theo 2021 - 2030, UNDP sẽ vẫn cam kết hỗ trợ Tổng cục Phòng chống Thiên tai và các tỉnh trong việc thực hiện chương trình quản lý thiên tai”, bà Caitlin Wiesen nhấn mạnh.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Xây dựng và UNDP cũng chia sẻ đánh giá về nhu cầu nhà ở an toàn chống chịu bão, lụt ở 28 tỉnh ven biển Việt Nam. Đánh giá chỉ ra rằng cần phải xây dựng hơn 100.000 ngôi nhà an toàn trong đó hơn nhu cầu cấp thiết là cần xây 24.000 ngôi nhà an toàn như vậy ở các khu vực ven biển.

“Hầu hết các nhà được xây dựng theo chương trình của Dự án đều rất chắc chắn, vượt các yêu cầu cho phép tiêu chuẩn", ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đánh giá.

Xem thêm
Công tác nhân sự đại hội Đảng các cấp phải thực hiện nghiêm, đúng nguyên tắc

Ngày 20/11, Đảng ủy Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 cụm khu vực huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Quảng Nam sẽ là trung tâm sản xuất, cung ứng giống sâm Ngọc Linh

Mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Quảng Nam phấn đấu trồng 10.000ha sâm Ngọc Linh, phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Sóc Trăng ‘vướng’ phân định ranh giới quản lý khu vực biển

Việc phân định ranh giới quản lý khu vực biển đang ảnh hưởng đến tiến độ cung ứng vật liệu cát phục vụ thi công cao tốc của Sóc Trăng.